icon icon
Thứ tư, 28/02/2024
Diễn biến
5 cánh quân tiến vào Sài Gòn trong
chiến dịch Hồ Chí Minh

Chiến dịch Hồ Chí Minh là chiến dịch tiến công chiến lược

binh chủng hợp thành có quy mô lớn nhất trong lịch sử

chiến đấu của quân đội ta; là mốc son chói lọi, đánh dấu cuộc

kháng chiến chống Mỹ, cứu nước kết thúc thắng lợi,

non sông thu về một mối.

Từ 18/12/1974-8/1/1975, Bộ Chính trị họp xác định thời cơ chiến lược giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã đến. Đầu tháng 3/1975, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 mở đầu bằng Chiến dịch Tây Nguyên
Thời gian
9/3/1975
Đức Lập
10/3
Đắk Song
11/3
Buôn Ma Thuột
17/3
Kon Tum, Pleiku, Phước An
18/3
Cheo Reo
20/3
Kiến Đức
22/3
An Khê
23/3
Gia Nghĩa
24/3/1975
Củng Sơn
Cuộn để xem thêm
kết quả
THƯỢNG TƯỚNG HOÀNG MINH THẢO
Tháng 3/1975, Thượng tướng Hoàng Minh Thảo, Tư lệnh Chiến dịch Tây Nguyên đã thể hiện tư duy chiến lược với phương châm "trói địch lại mà diệt”, nghi binh lừa địch lên hướng Bắc Tây Nguyên, tập trung lực lượng giải phóng thị xã Buôn Ma Thuột-trận then chốt quyết định mở đầu chiến dịch.
ý nghĩa
Thắng lợi của Chiến dịch Tây Nguyên là cơ sở để Bộ Chính trị quyết tâm thống nhất đất nước ngay trong năm 1975.
Đòn mở đầu trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, quân và dân ta giành thắng lợi, đã tạo nên bước ngoặt làm thay đổi cục diện chiến tranh. Địch bị suy sụp và tan rã, dẫn đến co cụm và bị động đối phó trên các chiến trường.
chiến dịch trị thiên - huế
Thời gian: từ ngày 5-26/3/1975
Chiến dịch Trị Thiên - Huế là chiến dịch của Quân đoàn 2 và lực lượng vũ trang Quân khu Trị Thiên tiến công Quân đoàn 1 của địch. Chiến dịch diễn ra 2 đợt, giải phóng tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế.
kết quả
Nguồn: Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Tập VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
chiến dịch đà nẵng
Thời gian: từ ngày 26-29/3/1975
Chiến dịch Đà Nẵng là chiến dịch tiến công của lực lượng vũ trang Quân khu 5 phối hợp với Quân đoàn 2 nhằm đập tan tuyến phòng ngự của địch tại thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Đà.
Thượng tướng Chu Huy Mân
Năm 1975, Thượng tướng Chu Huy Mân, Tư lệnh Quân khu 5 kiêm Chính ủy Chiến dịch Đà Nẵng cùng Bộ Tư lệnh Chiến dịch chỉ huy các lực lượng chiến đấu đập tan hệ thống phòng thủ còn lại của Quân đoàn 1 của quân đội Sài Gòn, giải phóng Đà Nẵng - căn cứ quân sự liên hợp lớn nhất của địch ở miền Trung.
kết quả
ý nghĩa
Mở toang "cánh cửa thép", đập tan âm mưu co cụm chiến lược của địch. Cùng với Chiến dịch Tây Nguyên, Chiến dịch Trị Thiên - Huế và Chiến dịch Đà Nẵng đã tạo ra sự nhảy vọt về cục diện chiến tranh hoàn toàn có lợi cho ta, đẩy nhanh tới Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Trên đà thắng lợi, ngày 14/4/1975, Bộ Chính trị thống nhất đổi tên Chiến dịch Sài Gòn - Gia Định thành Chiến dịch Hồ Chí Minh (26-30/4/1975), giải phóng Sài Gòn.
Thời gian: Từ ngày 26-30/4/1975
Tư tưởng tiến công: “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa, tranh thủ từng phút, từng giờ, xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng”.
Tổng Tư lệnh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp
bộ chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh
Tư lệnh, Đại tướng Văn Tiến Dũng
Chính ủy:
Bí thư Quân ủy Miền Nam Phạm Hùng
Phó Tư lệnh:
Thượng tướng Trần Văn Trà
Đại tướng Lê Đức Anh
Thượng tướng Đinh Đức Thiện
Đại tướng Lê Trọng Tấn
Phó Chính ủy:
Thượng tướng Lê Quang Hòa
Ngày 14/4/1975, Bộ Chính trị quyết định đặt tên cho Chiến dịch giải phóng Sài Gòn – Gia Định là Chiến dịch Hồ Chí Minh với phương châm “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”.
Trong ảnh: Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng các đồng chí trong Quân ủy Trung ương duyệt phương án tác chiến Chiến dịch Hồ Chí Minh (Hà Nội, 4/1975). Ảnh: TTXVN
tương quan lực lượng
5 hướng tiến công bao vây Sài Gòn
Quân đoàn 1 - Hướng Bắc: Đánh chiếm căn cứ Phú Lợi, tiêu diệt Sư đoàn 5 quân lực Việt Nam Cộng hòa, tiến đánh quận lỵ Lái Thiêu; tiếp đó vào cổng 2 và 3 phối hợp với Quân đoàn 3 chiếm Bộ Tổng tham mưu.
Quân đoàn 2 - Hướng Đông Nam: Đánh chiếm Bà Rịa - Vũng Tàu; căn cứ Nước Trong, Long Bình; làm chủ chi khu Nhơn Trạch, Thành Tuy Hạ; rồi phát triển vào nội thành cùng Quân đoàn 4 đánh chiếm Dinh Độc Lập.
Quân đoàn 3 - Hướng Tây Bắc: Tiêu diệt căn cứ Đồng Dù, Trảng Bàng, Sư đoàn 25, đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất, cùng Quân đoàn 1 chiếm Bộ Tổng tham mưu.
Quân đoàn 4 - Hướng Đông: Trước khi vào chiến dịch, Quân đoàn 4 đã có 12 ngày đêm chiến đấu ác liệt để mở “cánh cửa thép” Xuân Lộc, tạo điều kiện cho các đại quân tiến vào nội đô Sài Gòn. Tiến công chiếm Bộ tư lệnh quân đoàn 3 quân lực Việt Nam Cộng hòa, sân bay Biên Hòa, sau đó phát triển vào nội đô đánh chiếm Bộ Quốc phòng, cảng Bạch Ðằng, Ðài phát thanh...
Đoàn 232 và Sư đoàn 8 - Hướng Tây Nam: đánh chiếm thị xã Hậu Nghĩa, các chi khu Đức Hòa, Đức Huệ và căn cứ Trà Cú; cắt đứt đường 4 rồi đánh thọc sâu chiếm Biệt khu thủ đô, Tổng nha Cảnh sát.
5 mục tiêu phải đánh chiếm nhanh chóng
+ Bộ Tổng tham mưu
+ Sân bay Tân Sơn Nhất
+ Tổng nha cảnh sát
+ Bộ Tư lệnh biệt khu thủ đô
+ Dinh Độc Lập
nguồn tư liệu tham khảo
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam
Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh
Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Nhân tố Chính trị, tinh thần – Cội nguồn sức mạnh làm nên đại thắng Mùa Xuân năm 1975”
Từ phong trào Đồng khởi đến Đại thắng mùa Xuân 1975, NXB Quân đội nhân dân
Đại tướng Văn Tiến Dũng: Đại thắng mùa Xuân, NXB Quân đội nhân dân
Hồi ký của Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh: Nhớ một thời Quân ngũ, NXB Quân đội nhân dân
Thông tấn xã Việt Nam, Báo Quân đội nhân dân, Báo Nhân Dân
Ảnh các tướng lĩnh: Hệ thống Tư liệu - Văn kiện Đảng (Văn phòng Trung ương Đảng); Cổng thông tin điện tử Bộ Quốc phòng; Báo Quân đội nhân dân; Báo Cựu Chiến binh; TTXVN…