Cậu bạn học cùng phổ thông với mình lặn lội sang trời Âu, ghé thăm mình và mang cho một món quà làm mình mê mẩn.

Cậu bạn học cùng phổ thông với mình lặn lội sang trời Âu, ghé thăm mình và mang cho một món quà làm mình mê mẩn.

Về quê, tìm đến bạn, mình ngỏ ý muốn tìm hiểu về thứ quà quý giá này. Mình được cậu bạn giới thiệu về chị Xuân, tác giả của “món quà„. Tốt nghiệp đại học năm 1976, chị về công tác tại nhà máy chè. Sau đó, chị có 12 năm giữ cương vị phó chủ tịch phụ trách kinh tế UBND huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Chị chia sẻ làm “quan phủ„ nhưng chị chẳng quên được cây chè, về hưu rồi chị lại được toàn tâm chăm sóc nó...

Chị lấy trong túi ra gói trà nhỏ xinh và mời mình thử. Hương chè thơm man mác lan tỏa trong miệng, nước trà vàng xanh trong. Vị chè đăng đắng nhưng rất bùi như vị của lạc rang, hạt dẻ. Đây là vị chè mà mình đã tìm kiếm mấy chục năm nay. Nhấp một ngụm, cái ấm áp cùng hương trà quyện với cái vị ngọt đắng êm dịu thấm khắp nơi. Càng ngậm lâu, vị trà dường như càng lan tỏa, quấn quít nơi vòm miệng. Đặt chén xuống, lại muốn nhấc lên uống thêm ngụm nữa, không muốn dừng cái dư âm của hương, của vị và của ấm áp dễ chịu này.

{keywords}

 

Chị hẹn hôm sau sẽ đưa tôi về thăm quê chị - xứ sở của chè. Sau hơn 2h đi đường, chúng tôi có mặt ở Thái Nguyên. Không gian văn hóa trà Tân cương là điểm dừng đầu tiên. Ở đây trưng bày mọi công đoạn làm trà thủ công truyền thống và cả các bước làm trà hiện đại đã được cơ giới hóa, vừa tiện lợi cho người làm trà vừa đảm bảo chất lượng ổn định và vệ sinh an toàn.

Sau mấy tuần thưởng trà, mình nói với chị Xuân, „của chị hơn chị ạ“. Chị cười rất vui: “Bạn cậu sau 3 năm mới công nhận như cậu đấy!„. Bạn mình phân bua là phải đợi thế mới dám khẳng định đã tìm thấy món trà đặc biệt để nói được hết mong muốn“tinh hoa quà Việt „ đấy.

Chị đưa đoàn đến thăm những người trồng chè và nghệ nhân làm trà. Lúc này cây chè đang ngủ đông. Ở giữa vườn chè, luôn có những cây cao để đạt được cái nắng gián tiếp vừa độ nhất. Góc vườn có những bao lớn ủ phân vi sinh , ủ vậy để quá trình phân hủy sẽ đạt đến nhiệt độ cao mà diệt các mầm bệnh. Do vùng chè hay có những độ dốc khác nhau, vị trí đất khác nhau, nhận ánh sáng cũng khác nhau… nên dùng phân bón để bổ sung cho những vị trí chưa đủ thuận lợi nhằm tạo ra một chất lượng chè đồng đều.

{keywords}

Để đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm, người trồng chè thực hiện theo tiêu chuẩn VIET GAP khắt khe nhất. Chính chất lượng đặc biệt và an toàn cao sẽ giúp người trồng chè và chế biến trà vươn lên vị trí có giá thành lâu bền và thoát ra khỏi được cái cảnh giá cả trôi nổi.

Người trồng chè vẫn thường đùa nhau:

Vành khăn che nửa nụ cười

Hoa chè thì trắng, tay người lại đen

Những các cô hái chè ngày nay ai nấy đều đeo găng trắng, mặc quần áo kín mít và thoăn thoắt bứt những ngọn chè. Các cô không còn lo cái nắng gắt hay nhựa chè làm hư da tay nữa.

Để làm ra món trà quý của chị Xuân, người hái chè sẽ hái “một tôm một lá„, có nghĩa là cái ngọn non nhất, chỉ có 2 lá trên cùng, lá non nhất và lá tiếp theo. Ấm chè 10g sẽ cần vài trăm cái ngọn như thế.

{keywords}

Mình được gặp gia đình trồng chè và làm trà. Bà cụ chủ nhà là thế hệ thứ hai của những người trồng chè Tân cương. Con cả của bà, một nghệ nhân đã đạt nhiểu giải thưởng của ngành chè. Cậu em thứ bảy, hiện phụ trách kỹ thuật cho cả đại gia đình. Những người trong gia đình bà đã ký kết hợp đồng với công ty Hồng Lam, khẳng định ý muốn hợp tác lâu dài, hai bên cùng có lợi, cùng phát triển.

Dưới đất chè là cát vàng, lấy cát bán đi cũng sẽ giàu nhưng bà con không làm vì họ hiểu sử dụng giá trị tài nguyên tái tạo mới là trường tồn vĩnh viễn. Người Trung Quốc vẫn gạ mua chè với giá cao hơn và yêu cầu trộn thêm vào đó những thứ họ muốn nhưng bà con không bán vì muốn lưu giữ giá trị thương hiệu của riêng mình.

Kết thúc chuyến đi, Chị Xuân đưa mọi người đến chùa Hang, nơi sản phẩm của chị được sư cụ trụ trì chùa, Đại Đức Thích Nguyên Thanh đặt cho tên Trà Phật độ với mong muốn đem “cái tâm thành được mang lộc trời phật, hương đất và tình người đi muôn nơi để mọi người, mọi nhà luôn được đất trời phù hộ.

Hồng Lam đã cho mình một triết lý kinh doanh biết ơn cội nguồn, nguyện chỉ khai thác giá trị tái tạo của thiên nhiên và cùng có lợi với bất cứ ai tham gia vào sản phẩm giá trị nhiều mặt này.

Khi sự đồng hành thiết tha của người trồng chè, của nghệ nhân làm trà, của nhà sản xuất và của người phân phối cùng cộng hưởng, nhất định sẽ có được sản phẩm không chỉ chất lượng cao, an toàn lớn mà còn mang theo rất nhiều ý nghĩa xã hội.

Cám ơn bạn vô cùng nhiều, đã giúp mình hiểu ra sự ngất ngây của mình là có lý do chính đáng của nó, món quà rất quý - Trà Phật độ.

Tiên Mai