Mô hình phòng học chuyên dụng với hệ thống các thiết bị tương tác thay cho bảng đen phấn trắng, sách giáo khoa điện tử thay thế tình trạng học sinh còng lưng “gánh sách” tới trường đang được một số địa phương “khởi xướng”.
Những năm 1990, phòng học ngoại ngữ đa năng (gọi tắt là phòng LAB) bắt đầu được
triển khai rầm rộ trong các trường học, trung tâm dạy ngoại ngữ ở các tỉnh,
thành nước ta. Thời điểm đó, phòng LAB được xem là mô hình phòng học hiện đại
nhất, khắc phục tình trạng “dạy chay, học chay”.
Tuy nhiên, đến thập niên cuối những năm 2000, hiệu quả phòng LAB không còn được
đánh giá cao do có nhiều công nghệ giáo dục mới hiệu quả hơn đã xuất hiện với
tính tương tác cao hơn. Phòng LAB tại nhiều trường ở thành phố hay nông thôn,
miền núi được phủ bụi, hầu như không hoạt động.
Vậy làm thế nào để đầu tư trang thiết bị cho phòng học có hiệu quả theo phương
pháp dạy học mới, Ông Phạm Ngọc Phương Chánh Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo
cho biết: Bộ Giáo dục và Đào tạo không quy định cứng các trường phải đầu tư mô
hình nào mà hướng dẫn các địa phương trên cơ sở đội ngũ giáo viên, năng lực của
học sinh và điều kiện cơ sở vật chất hiện có sẽ đầu tư theo hai phương án.
Phương án 1: các thiết bị dạy học tối thiểu để dạy ngoại ngữ, có những
thiết bị truyền thống như cát sét, ti vi, máy chiếu, tranh ảnh minh họa, học
liệu… đó là những trang thiết bị tối thiểu để giáo viên và học sinh có thể sử
dụng đơn giản, hiệu quả.
Phương án 2: Các trường có thể đầu tư phòng học chuyên dụng với các thiết
bị tiên tiến kết hợp với máy chiếu, hệ thống nối mạng với máy mẹ (của cô) tương
tác với các máy con (máy học sinh), có kênh tiếng hoặc cả kênh hình. Đồng thời
Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng khuyến cáo các cơ sơ giáo dục phải cân nhắc, rà soát
kỹ về năng lực giáo viên, khả năng học sinh để đầu tư sử dụng có hiệu quả tránh
hình thức, lãng phí.
![]() |
Giờ học với bảng tương tác tại trường mầm non Vàng Anh (Q5) |
![]() |
Học tiếng Anh với bảng tương tác tại trường Chính Nghĩa |
Ở bậc mầm non, cô La Hồng Cúc,
phó hiệu Trưởng trường mầm non Vàng Anh cho biết: “Sau một thời gian sử dụng
chúng tôi thấy cái được của phòng học chuyên dụng là tạo sự hứng thú, tò mò cho
trẻ, tiết học vì thế rất sinh động, vui vẻ, trẻ được học, được chơi, kết hợp với
phát triển trí óc và vận động chân tay. Trước đây, khi mới sử dụng các thiết bị
tương tác cũng có ý kiến phụ huynh học sinh e ngại cho trẻ sử dụng CNTT thế là
quá sớm song khi được quan sát thực tế hệ thống thiết bị tương tác, hiệu quả của
nó và nhất là việc thiết kế giờ học chừng mực (không quá 30 phút/ lần học), phụ
huynh đã hiểu và đồng thuận”.
Chia sẻ với phóng viên xung quanh vấn đề này, Ông Phạm Ngọc Phương - Chánh Văn
phòng Bộ GD&ĐT cho biết, “ Bộ đã trao quyền tự chủ hoàn toàn cho địa phương, địa
phương chủ động trong việc quyết định mua sắm gì, đầu tư ra sao cho hiệu quả và
địa phượng chịu trách nhiệm trước quyết định đầu tư của mình”. Các địa phương
muốn đầu tư thiết bị phải căn cứ vào 3 điều kiện: trình độ giáo viên, khả năng
tiếp cận của học sinh và tài chính và cơ sở vật chất trường học.
Thực tế hiện
nay nhà nước chưa đủ điều kiện để trang bị đại trà cho các trường học trang
thiết bị hiện đại, các địa phương muốn tăng cường đầu tư phải cân đối nguồn kinh
phí trên nguyên tắc đầu tư hiệu quả, tránh lãng phí, phù hợp với điều kiện giảng
dạy và học tập của giáo viên và học sinh ở từng cơ sở giáo dục và quản lý thu
chi, mua sắm theo đúng quy định".
Thầy Lê Công Minh, hiệu trưởng trường tiểu học Trần Quang Khải, Q1: “Tôi đã để ý tới hệ thống phòng học tương tác từ 10 năm trước và nói thực là tôi rất đam mê ứng dụng CNTT vào trường học vì thấy nó quá tốt để nâng cao chất lượng giảng dạy. Dạy học bây giờ có rất nhiều phương pháp tiên tiến, thế giới đã thay đổi và Việt Nam cũng cần thay đổi cho phù hợp nếu muốn có chất lượng giáo dục đạt chuẩn quốc tế. Ở trường chúng tôi mới chỉ ứng dụng một số phần mềm đồ họa và thiết kế, trình chiếu trên máy tính thôi mà học sinh đã rất hứng thú và hào hứng với các giờ học, nếu được học bảng tương tác thì các em sẽ thích thú hơn nhiều”. Cô La Hồng Cúc, phó hiệu trưởng trường mầm non Vàng Anh, Q5: “Trường chúng tôi có 700 cháu, phụ huynh học sinh đồng ý đóng góp 10 ngàn đồng/ cháu/ tháng, không có học sinh nào từ chối hay phàn nàn với khoản thu này”. |
(Theo Baophapluat)