





Cao Bằng: Đặt ra 27 chỉ tiêu triển khai Chương trình MTQG 1719. Đến nay có 3 chỉ tiêu đã đạt và vượt; 24 chỉ tiêu sẽ hoàn thành trong năm 2025; Năm 2024, tỉnh đặt chỉ tiêu giảm trên 3% số hộ nghèo người DTTS thì cuối năm đạt 4,67%. Cơ sở hạ tầng thiết yếu, nhất là hạ tầng giao thông nông thôn được đầu tư, từng bước hoàn thiện đã tạo nền tảng để tỉnh Cao Bằng tập trung hỗ trợ đồng bào DTTS khai thác tiềm năng, thế mạnh để phát triển sản xuất.
Cà Mau: Nhiều hoạt động bảo tồn văn hóa đã được thực hiện đồng bộ. Triển khai thực hiện Dự án 6, trong 3 năm (2022-2024) UBND tỉnh Cà Mau đã giao vốn cho Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh là 6.729 triệu đồng, đơn vị đã thực hiện hoàn thành việc hỗ trợ trang thiết bị, cơ sở vật chất cho 10 Salatel và trụ sở sinh hoạt văn hóa thuộc các ấp đặc biệt khó khăn, các ấp thuộc vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh; triển khai đầu tư xây dựng mới 2 Salatel… đến nay, đã hoàn thành trên 100% khối lượng, tổng giải ngân được 6.613 triệu đồng, đạt trên 98% kế hoạch vốn được giao.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong 3 năm (2022, 2023 và 2024) UBND tỉnh cấp nguồn vốn là 9.756 triệu đồng. Kết quả đến 31/1/2025, đã thực hiện giải ngân được đạt gần 93% kế hoạch vốn: Hoàn thành trùng tu, tôn tạo 2 điểm chùa Nam tông Khmer; Hỗ trợ, sửa chữa 1 chiếc ghe Ngo; tổ chức 4 lớp tập huấn, đào tạo, truyền nghề loại hình nghệ thuật Nhạc ngũ âm của đồng bào dân tộc Khmer tại các điểm chùa; Phục dựng 2 Lễ hội truyền thống của dân tộc Khmer; tổ chức 15 cuộc trình diễn trang phục truyền thống lồng ghép với chương trình nghệ thuật của đơn vị trong các đợt lưu diễn và biểu diễn tại các trường dân tộc nội trú; hỗ trợ 4 bộ ngũ âm cho 4 điểm chùa và hỗ trợ các thiết bị văn hóa khác cho vùng DTTS.
Hà Giang: Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại các thôn tập trung đông đồng bào DTTS có khó khăn đặc thù với: 69 công trình đường giao thông; 5 công trình điện sản xuất, sinh hoạt; 29 công trình thủy lợi; 7 công trình chống sạt lở; 29 công trình văn hóa, giáo dục; 1761 hộ gia đình thuộc các dân tộc có khó khăn đặc thù đã được hỗ trợ giống, chuồng trại, một số vật tư đầu vào để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao;
Hỗ trợ vắc xin tiêm phòng các dịch bệnh nguy hiểm cho gia súc, gia cầm; có 37 lớp hỗ trợ nâng cao kiến thức, trình độ năng lực sản xuất, tổ chức lớp tập huấn cho các hộ gia đình về kiến thức sản xuất tại thôn, bản và học tập trao đổi kinh nghiệm cho cộng đồng đã được mở; xây dựng 42 mô hình, tổ hợp tác liên kết theo chuỗi sản xuất tiêu thụ sản phẩm và các hoạt động phát triển sản xuất khác do cộng đồng đề xuất phù hợp với phong tục, tập quán, nhu cầu của cộng đồng.
TP Kon Tum: Nhờ triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719, đến nay, 100% đường giao thông đến các thôn (làng) đồng bào DTTS trên địa bàn thành phố Kon Tum được đầu tư nâng cấp, 99% hộ dân được sử dụng điện trong sinh hoạt, 98% hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh; hầu hết các hộ dân đều mua sắm ti vi, xe máy, điện thoại di động kết nối Internet;
Nhiều hộ dân đã mạnh dạn chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao để đưa vào sản xuất, chăn nuôi, đầu tư máy cày, máy kéo, máy bơm nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, vận chuyển hàng hóa; nhiều hộ dân đã biết làm du lịch cộng đồng, thực hiện bảo tồn và phát huy giá trị nghề truyền thống của các DTTS, các lễ hội truyền thống được duy trì, phát huy đã góp phần làm cho đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân các dân tộc được nâng lên. Tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2024 giảm còn 0,46%, hộ cận nghèo giảm còn 1,84%.




