geeks-all-time.jpg
 

10 "bộ óc” IT xuất sắc nhất mọi thời đại (I)

7. Jack Kilby và Robert Noyce

Kilby và Noyce, hai bộ óc vĩ đại, đã tình cờ gặp nhau khi có chung một ý tưởng và đi vào lịch sử với việc phát minh ra một trong những thiết bị quan trọng nhất của ngành khoa học máy tính – đó là mạch tích hợp.

Kilby phát minh ra mạch tích hợp trong kỳ nghỉ hè năm 1958 trong khi các nhân viên khác của Texas Instruments, nơi ông làm việc đang đi nghỉ. Chàng kỹ sư tập sự đã sử dụng một khối gec-ma-ni đơn để tạo ra các phần cần thiết cho một bản mạch điện tử có kích thước nhỏ gọn, từ đó tránh được việc phải hàn hàng nghìn những thiết bị vào một bảng đơn khi muốn xây dựng một mạch điện toán.

6 tháng sau, Robert Noyce khi đó đang làm việc tại Intel, không hay biết gì về phát hiện của Kilby, đã xây dựng một mạch điện tử từ một khối silicon. Phương pháp của Noyce sau đó đã trở thành nguyên tắc để xây dựng các vi mạch điện tử đầu tiên và là bước nhảy vọt cho ngành khoa học máy tính như ngày nay mà chúng ta đã biết. Cả hai nhà phát minh này đều giành giải Nobel vì những sáng kiến mang tính chất cách mạng của họ.

Người ta cũng so sánh hai nhà khoa học này với Gordon Moore, nhưng Moore - người sáng lập ra Intel, nhưng có lẽ Moore nổi tiếng và được biết đến như là một kỹ sư thiên tài, còn Noyce và Kilby lại được nhắc đến với những phát kiến có ý nghĩa bước ngoặt trong cuộc cách mạng khoa học công nghệ.

Nếu không có những phát minh của Kilby và Noyce thì máy tính hiện nay có lẽ vẫn có kích thước của cả một căn phòng, với những màng ngăn dầu làm mát và thiết bị chính vẫn là các bóng đèn thủy tinh dễ vỡ. Arthur C Clarke có lần đã nói rằng chính vi mạch điện tử đã là động lực thúc đẩy con người bay vào vũ trụ nhờ vào những hệ thống máy tính siêu chính xác với năng lực sử lý hàng triệu phép tính trong một giây.  

8. Alan Turing

Nhìn lại lịch sử, Alan Turing và các cộng sự của ông tại Bletchley Park đã bảo vệ sinh mạng của hàng triệu người trong chiến tranh thế giới lần thứ 2, và mở ra con đường cho ngành công nghệ mà chúng ta đang trải qua ngày nay. Đáng nói hơn, thành quả đó được xây dựng chỉ trong vòng một thập kỷ. Dưới một căn phòng tại Bắc California (Mỹ), trong nỗi đe dọa của thảm họa phát xít,Turing cùng các đồng nghiệp đã chế tạo thành công các thiết bị giải mã thành công những bức điện được gửi đi từ Ba Lan của phía bên kia, và nhóm các kỹ sư do Turing lãnh đạo còn đóng vai trò quan trọng trong việc chế tạo ra Collossus, thiết bị được cho là chiếc máy tính có thể lập trình được đầu tiên trong lịch sử.

Turing cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển những ý tưởng về trí tuệ nhân tạo. Turing Test (là thí nghiệm và ở đó một chiếc máy tính phải thuyết phục được với một người điều khiển từ xa rằng nó là con người thì chiếc máy tính đó mới được coi là thông minh) hiện nay vẫn là một trong những chuẩn mực của trí tuệ nhân tạo.

Đáng lẽ ra, Turing còn có thể cống hiến nhiều hơn cho ngành khoa học máy tính, nhưng ông đã bị loại bỏ và kỳ thị khi bị phát hiện là người đồng tính, và sau đó đã tự tử vào năm 1954. Thật tiếc khi một bộ óc vĩ đại đã ra đi quá sớm khi đáng ra còn có thể cống hiến được nhiều hơn nữa cho khoa học và sự phát triển của loài người.

9. Richard Stallman

Nếu như Linus Torvalds là người thắp lửa cho trào lưu sử dụng mã nguồn mở như ngày nay, thì Stallman có thể ví như người xây lò, chẻ củi, và nhóm những tia lửa đầu tiên cho nó. Khi còn học tại MIT, Stallman mang trong mình văn hóa của hacker những năm 1970 và tạo ra những tiêu chuẩn cho phần mềm miễn phí mà sau đó được biết đến với dự án mang tên GNU. Ông cũng là một lập trình viên có hạng, với việc xây dựng những trình biên dịch GNU và sau đó là khởi xướng dự án Emacs.

Stallman có đức tính rất kiên định, nhưng lại rất thông thái và gắn bó với mục đích duy nhất, đó là phần mềm phải được cung cấp miễn phí cho tất cả mọi người. Nhưng đối với những công ty phần mềm thương mại thì Stallman lại như là một cái gai trong mắt họ, nhưng những người như ông rất cần thiết cho phần còn lại của thế giới.

10. Paul Allen

Nếu như không có Paul Allen thì có lẽ Bill Gates đã chẳng thể trở thành người giàu nhất thế giới. Allen chính là người đã thuyết phục Gates bỏ trường Havard và thành lập Microsoft, và ông cũng chính là 1 trong 2 lập trình viên đầu tiên của công ty cùng với Gates.

Allen là nhân vật có ảnh hưởng then chốt cho những thành công đầu tiên của Microsoft, nhưng ông chưa bao giờ bị cuốn hút giống như Gates, một lần 2 người còn cãi vã với nhau gay gắt khi Allen bỏ việc một ngày để đi xem phóng tàu vũ trụ con thoi lần đầu tiên. Ông cũng là người hối thúc Microsoft mua lại QDOS, sau này trở thành DOS, là nền tảng cho những thành công của hãng.

Sau khi chữa khỏi bệnh ung thư, Allen đã nghỉ hưu và sử dụng khối tài sản khổng lồ của mình để lập quỹ trợ giúp các công ty công nghệ, trong đó đáng kể đến như là AOL, hay các dự án phát triển khác. Hiện nay ông dành phần lớn thời gian cho các hoạt động từ thiện, mặc dù Allen có sở hữu một du thuyền và một chiếc tàu ngầm (sơn màu vàng), nhưng bản thân ông vẫn có một cuộc sống hết sức giản dị và bình lặng.

Paul Allen có thể được ví là Steve Wozniak của Microsoft. Bởi vì ông không những là người hùng khi chèo lái công ty vượt qua những thời khắc đầu tiên khó khăn nhất, nhưng cũng như Woz, ông không màng đến danh vọng và biết dừng lại đúng lúc để cống hiến nhiều hơn cho những hoạt động xã hội như để trả ơn đối với cộng đồng khoa học và toàn xã hội.

11. Curt Herzstark (phần thưởng danh dự)

Những chiếc máy tính điện tử bỏ túi đầu tiên xuất hiện và thập niên 1970, nhưng điều chẳng mấy ai nhận ra rằng có một chiếc máy tính cũng có thể cầm được bằng tay ra đời trước đó đến hơn 20 năm.

Trước khi chiến tranh thế giới lần thứ 2 diễn ra, Curt Herzstark đã phát minh ra chiếc máy tính cơ được đặt tên Curta, sau đó hoàn thiện thiết bị này trong khoảng thời gian ông bị cầm tù tại trại tập trung Buchenwald. Và cho đến nay, chiếc máy tính bỏ túi chạy cơ này vẫn là một trong những kiệt tác kỹ thuật.

Phát minh của Herzstark đã cứu sống ông khỏi thảm họa chiến tranh, nếu không ông đã chịu chung số phận của 6 triệu người Do thái khác dưới chính sách giết người điên cuồng của Phát xít Đức. Sau ngày chiến tranh kết thúc, Herzstark rời Liên Xô và cuối cùng phát minh của ông cũng đã được sản xuất hàng loạt tại Lichtenstein, trước khi bị thay thế bởi những chiếc máy tính bỏ túi điện tử ra đời sau đó hơn 2 thập kỷ.

12. Randall Munroe (phần thưởng danh dự)

Randall Munroe từng có quan hệ làm ăn với NASA, trong năm 2006, ông đã phát hiện ý tưởng sẽ thành lập một trang web với những câu chuyện hài hước liên quan đến công nghệ, triết học, các mối quan hệ xã hội và đôi khi là cả những câu chuyện về khủng long bạo chúa nữa. Các ý tưởng hài hước mà Munroe đưa ra đã làm cho nghề IT trở nên bớt khô khan hơn, đã có những tiểu cộng đồng mạng được ra đời. Ông cũng là một người luôn khích lệ động viên phụ nữ tham gia truy cập vào Internet. Munroe còn là một trong những nhà hùng biện nổi tiếng nhất trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

Munroe vẫn lập trình, theo đuổi các công việc sáng tạo khác và sống đơn giản bằng nghề buôn bán. Nhưng có lẽ, những gì ông đem lại cho thế giới IT cũng giống như những tiếng cười mà Charles Schultz đã mang lại cho toàn thế giới. Bởi vì ý tưởng hài hước mà Munroe đưa ra không làm thay đổi bộ mặt của công nghệ thông tin, nhưng lại có thể làm lay động trái tim của cả thế giới công nghệ.

Theo Vnunet