Khi biết cúm A(H5N1) và A(H7N9) tuy nguy hiểm nhưng có cách phòng ngừa rất đơn giản: rửa tay bằng xà phòng hoặc nước rửa tay diệt khuẩn, người dân từ chỗ đứng “ngoài lề” đã thực sự “vào cuộc” trong chiến dịch chống cúm gia cầm của cả nước.

Đó là thành công lớn của “Chiến dịch truyền thông phòng, chống bệnh cúm gia cầm A(H7N9), (H5N1) lây sang người” do Bộ Y tế phối hợp cùng Quỹ Unilever Việt Nam và nhãn hàng Lifebuoy phát động vừa qua tại Cần Thơ. Chiến dịch đã thu hút gần 3000 người tham gia. Ngay từ sáng sớm, lãnh đạo Cục Y tế dự phòng, đại diện các ban ngành, lãnh đạo tỉnh Cần Thơ, các đại biểu từ các tỉnh thành khu vực phía Nam và đông đảo người dân đã có mặt tại công viên Lưu Hữu Phước – thành phố Cần Thơ để tham dự lễ mít tinh.

Tại lễ phát động, Cục Y tế dự phòng đã cảnh báo mức độ nguy hiểm, con đường lây lan và cập nhật tình hình cúm mới nhất ở nước ta, hướng dẫn người dân cách chủ động phòng cúm, trong đó nhấn mạnh việc rửa tay bằng xà phòng, nước rửa tay diệt khuẩn.

{keywords}
Ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục y tế dự phòng phát biểu tại mit tinh tuyên truyền phòng chống cúm gia cầm lây lan sang người tại Cần Thơ
Đích thân ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng đã thực hành “rửa tay chống cúm” để tuyên truyền cho người dân. Nhiều người không khỏi “ngỡ ngàng” khi biết rằng, đây là biện pháp phòng cúm mà cả thế giới áp dụng và được tổ chức Y tế Thế giới WHO khuyến cáo hàng đầu.
{keywords}
Ông Nguyễn Văn Tâm, Phó chủ tịch UBND TP. Cần Thơ (bìa trái) và ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (thứ 2 từ trái sang) cùng lãnh đạo các ban ngành thực hành rửa tay phòng chống cúm
Ngay sau buổi lễ, từng đoàn xe, đoàn người đã đến tận xã, phường, tổ dân phố… để hướng dẫn người dân cách phòng cúm, chú trọng ý thức vệ sinh, rửa tay bằng xà phòng, nước rửa tay diệt khuẩn sau khi tiếp xúc, chế biến gia cầm, sau khi trở về ở nơi đông người, sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn…

Cục trưởng Trần Đắc Phu cho biết: “Việc người dân chưa áp dụng triệt để biện pháp này một phần xuất phát từ tâm lý thụ động khi chống cúm cộng với tập quán sinh hoạt chưa chú trọng đúng mức đến việc rửa tay hàng ngày nên cần có sự truyên truyền, phổ rộng như chiến dịch lần này để người dân nâng cao nhận thức”.

Có thể thấy, so với những biện pháp phòng cúm khác như: tránh xa gia cầm nhiễm bệnh, chết, vệ sinh chuồng trại chăn nuôi, không ăn gia cầm không rõ nguồn gốc… thì thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, nước rửa tay diệt khuẩn là biện pháp đơn giản, chủ động hơn. Bởi ngay sau khi tiếp xúc với gia cầm nhiễm bệnh hay khu vực có virus cúm mà không hay biết, chỉ cần chú ý rửa tay bằng nước rửa tay diệt khuẩn thì vẫn tránh được nguy cơ nhiễm virus cúm.
{keywords}
Không chỉ ngừa cúm gia cầm, việc thường xuyên rửa tay bằng nước rửa tay diệt khuẩn còn giúp tránh được nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn khác
Sau Cần Thơ, chuỗi tuyên truyền được mở rộng sang 7 tỉnh: Quảng Ninh, Thái Nguyên, Quảng Trị, Huế, Khánh Hoà, Đà Nẵng, Thanh Hoá để giúp được người dân ở các địa phương ý thức được việc chủ động phòng chống cúm gia cầm lây lan sang người.
Khuyến cáo của Bộ Y tế về các biện pháp phòng cúm gia cầm

1. Thường xuyên rửa tay với xà phòng, nước rửa tay diệt khuẩn. Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, nơi ở thông thoáng.

2. Không vận chuyển, mua bán, giết mổ, sử dụng gia cầm, sản phẩm của gia cầm ốm, chết, không rõ nguồn gốc. Đảm bảo an toàn thực phẩm.

3. Khi phát hiện có gia cầm ốm, chết phải báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn.

4. Khi có các biểu hiện cúm như: sốt, ho, đau ngực, khó thở cần đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời.

5. Người trở về nước từ khu vực có bệnh phải áp dụng các biện pháp phòng bệnh, khai báo tình trạng sức khỏe cho cơ quan y tế địa phương để được theo dõi sức khỏe.
Hoàng An