
Về bài văn của trò nghèo trường Ams
Khóc với bài văn lạ của trò nghèo trường Ams
Trò nghèo trường Ams với bài văn lạ gây “sốc”
Khóc với bài văn lạ của trò nghèo trường Ams
Trò nghèo trường Ams với bài văn lạ gây “sốc”
9X ngày này sống chỉ vì tiền?
Bài văn của cậu học trò nghèo Nguyễn Trung Hiếu, lớp 11 chuyên Lý trường THPT Chuyên Amsterdam thực sự đã gây xúc động mạnh mẽ trong lòng người đọc. Bài văn là tình cảm thiêng liêng của một người con trong một gia đình nhà nghèo có người mẹ phải chạy thận 8 năm trời, quan trọng hơn nó còn làm thức tỉnh cả một quan niệm của nhiều giới trẻ ngày nay.
Một cậu học trò nhịn ăn sáng, chỉ ăn cơm với lạc vừng, giảm tới 6kg chỉ để tiết kiệm tiền chữa bệnh cho mẹ và để chứng minh là tiền không quan trọng trong việc quyết định hạnh phúc. Đúng vậy, có tiền liệu có được hạnh phúc không? Đó là câu hỏi chưa có lời giải đáp thỏa đáng. Tuy nhiên, với quan niệm của Nguyễn Trung Hiếu, một cậu học trò nghèo đã đánh thức cả một thế hệ bị đầu độc với quan niệm “sống chỉ vì tiền” hay “có tiền là có hạnh phúc”.
![]() |
Một bộ phận giới trẻ đang có quan niệm sai lệch về tiền bạc và các giá trị cuộc sống |
Nhiều 9x ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường đã điên cuồng mải miết đi kiếm tiền bằng mọi cách. Chính vì vậy, quan niệm sống chỉ vì tiền từ lâu đã trở thành những điều “xưa như trời đất” và có ai đó lỡ đi ngược lại quan niệm này sẻ bị tẩy chay “thằng này điên, hâm, dở hơi…”
Khi được hỏi về việc tiền và hạnh phúc, bạn chọn gì? Phần đông các bạn trẻ được hỏi đều chọn câu trả lời là “tiền” với những lời giải thích trùng nhau đến lạ “có tiền sẽ mua được hạnh phúc”. Phải chăng, nếp sống hiện đại với những cuộc đua về vị thế xã hội, những cuộc mưu sinh vất vả đã làm lệch lạc quan niệm sống của thế hệ trẻ - thế hệ sẽ là trụ cột của đất nước trong tương lai.
Chia sẻ về vấn đề này, Nguyễn Thị Thanh Tâm, sinh viên trường ĐH Kinh tế Kĩ thuật nói: “tiền dẫu có quan trọng nhưng nó không đồng nghĩa với việc đem lại hạnh phúc cho con người. Cần phải cân bằng vị thế của tiền bạc trong cuộc sống của mỗi con người”.
Từ câu chuyện “tôi ghét tiền” của một cậu học trò nghèo đã đánh thức quan niệm sống “chỉ vì tiền” của giới trẻ ngày nay. Bài học về hạnh phúc không bắt nguồn từ tiền bạc. Ở đâu đó ta vẫn bắt gặp những anh chàng sinh viên bỏ hàng giờ để gom góp sách cũ, quần áo cũ gửi trẻ em vùng cao, hay cô học trò nghèo vẫn hàng ngày nấu cháo cho bệnh nhân nghèo xấu số khác, vẫn còn đâu đó những cô gái nhường những đồng lẻ cuối cùng gom góp cho người nghèo… Hạnh phúc chỉ đơn giản là thế, chỉ có điều ta cảm nhận nó như thế nào cho ý nghĩa hơn.
Bài văn thức tỉnh
“Tiền làm chúng ta đau khổ hay hạnh phúc” đó chính là câu hỏi mở được đặt ra trong bài văn của cậu bé “tôi ghét tiền”. Riêng với Hiếu, tiền thật sự đáng ghét khi khiến cả gia đình chật vật, mẹ đau đớn vì bệnh tật nhưng lại thật ấm áp khi những người thân thương giúp đỡ nhau. Qua đó, giới trẻ có cái nhìn cân bằng hơn về tiền bạc.
![]() |
Bài văn "Tôi ghét tiền" hay bài học cảm động về tình yêu và đức hy sinh giữa con người (ảnh DT) |
Đối với giới trẻ ngày nay, vấn đề tiền bạc luôn nhạy cảm và quan trọng. Bởi có không ít người trẻ phát cuồng vì tiền, hay giết người chỉ vì mấy đồng bạc lẻ… Bản chất của tiền bạc không xấu nhưng xấu là quan niệm sai lệch về tiền.
Đối với Thanh Huyền, sinh viên trường ĐH Thương Mại Hà Nội: “Tiền không mang lại đau khổ hay hạnh phúc. Tiền chỉ là một phương diện trong cuộc sống nhằm thỏa mãn nhu cầu con người. Tuy nhiên, đó là thứ mà mỗi ngày thức dậy mình luôn bị ám ảnh vì nếu không có nó chắc mình đã chết”.
Nguyễn Thị Hoa, sinh viên năm 3 trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội có tâm sự: “đồng tiền thực sự đã làm tôi đau khổ suốt những năm tháng tuổi thơ, ngay khi là sinh viên tôi cũng lao đầu vào kiếm tiền để xua tan cái đói, cái nghèo và hơn hết là có tiền ăn học. Tiền đã từng là nỗi ám ảnh ảnh sâu sắc của tôi”.
Tuy nhiên, sau khi đọc xong bài văn của em Hiếu, Hoa đã thay đổi: “tôi không ghét tiền nhưng cũng không tôn thờ chúng. Vì tôi biết hạnh phúc chỉ thực sự đến khi người ta biết quan tâm nhau thôi”.
Lối sống thực dụng, bệnh vô cảm đang làm “muối” trái tim những người trẻ tuổi ở Việt Nam, bài viết của cậu học trò nghèo đã làm thức tỉnh các một quan niệm từ trước đến nay vẫn “chắc như đinh đóng cột” của những người trẻ “sống vì tiền”. Nói như vậy để biết rằng, quan niệm sống của giới trẻ ngày nay đang ngày càng lệch lạc, mất niềm tin, phương hướng vào cuộc sống.
Rất cần nữa những “liều thuốc” như bài văn rơi lệ của cậu học trò nghèo “ghét tiền” để chứng minh: “hạnh phúc vẫn đến trong lúc người ta khốn khó nhất”.
- Huệ Bạch (SV Học viện Báo chí Tuyên truyền)