
Nhiều trường hợp thường là nặng các em mới tìm đến phòng tư vấn.
![]() |
Chị Trần Thị Mạnh Linh, cán bộ tư vấn học đường, Trường THPT Nguyễn Tất Thành: “Mình phải mất 1 năm để khiến cho thầy cô, phụ huynh và học sinh cảm thấy tin tưởng. |
Đã làm cán bộ ở phòng tư vấn học đường của trường được 2 năm nhưng chị Mạnh Linh chia sẻ: “Mình phải mất 1 năm để khiến cho thầy cô, phụ huynh và học sinh cảm thấy tin tưởng. Hồi đầu mọi người đều ít nhiều có nghi ngờ với một người như mình thì làm gì ở trường?”
Chị tiếp lời: “Phụ huynh đòi hỏi con họ khi tới trường phải làm như thế nào để cháu đạt được thành tích tốt nhất. Với người làm tâm lí, họ muốn khi đưa con tới phải giải quyết thật nhanh và băn khoăn liệu mình có làm được việc này?
Học sinh thì phần nhiều các em tồn tại tâm lí ‘chắc phải tâm thần’ mới phải vào phòng này. Nhiều em có nhu cầu phải trốn xuống tâm sự với cô. Giáo viên thì kỳ vọng vào người tư vấn nhiều nhưng cũng mong phải cải thiện tình trạng của học trò tốt ngay”.
Trong thời gian 1 năm phối hợp giữa Trường THPT Việt Đức với cán bộ thường xuyên có mặt tại văn phòng Đoàn trường để giúp đỡ các học trò, văn phòng tham vấn gia đình và trẻ em Vala (sau xin gọi tắt là văn phòng Vala) mà trực tiếp là Chuyên gia tư vấn Nguyễn Lâm Thúy đã có khảo sát về nhu cầu của phụ huynh.
“Kết quả là chỉ 15% phụ huynh được hỏi cho biết họ sẽ lựa chọn tư vấn học đường vì cần cho con, 85% còn lại hoặc chưa quan tâm hoặc nghi ngờ và thấy không cần thiết. Đối với hầu hết phụ huynh, họ nghĩ “con tôi phải học giỏi kiến thức đã”. Phiếu điều tra phát ra nhiều và thu về chỉ quá bán không nhiều” – bà Thúy cho hay.
TS Nguyễn Tùng Lâm Chủ tịch hội tâm lí giáo dục Hà Nội-Hiệu trưởng Trường THPT dân lập Đinh Tiên Hoàng chia sẻ: “Nước ngoài họ rất coi trọng vấn đề này và tiến hành làm từ nhỏ cho học sinh. Mình thì ngược lại, khi nào nặng, quá gấp gáp rồi thì mọi người mới tìm đến tư vấn”.
![]() |
Bên cạnh kiến thức, học sinh rất cần được trang bị về kĩ năng và giá trị sống. Trong ảnh: HS Trường THPT dân lập Đinh Tiên Hoàng trong tiết thể dục. |
Trước sự hồ nghi đó, chị Mạnh Linh đã có nhiều phương pháp để khẳng định vai trò của mình. “Với phụ huynh mình phải làm quen, tìm hiểu thông tin của họ. Trong lần đầu gặp mặt mình thường hỏi phụ huynh cần gì để cho tốt lên.
Mọi người có nhiều mong muốn nhưng tới trường điều họ quan tâm nhất là việc học hành, sinh hoạt của con”. Điều này được chị Mạnh Linh gói gọn trong 2 kỹ năng của người tư vấn đó là đồng cảm và thấu cảm.
Tiếp đó chị làm các khảo sát (survey) nhu cầu tâm lí của học sinh, làm các test (kiểm tra) về EQ, IQ và quan trọng nữa theo chị: “Phải cho các em tham gia các hoạt động tập thể thành lập các CLB chia sẻ kĩ năng sống, học tập”.
Từ đó một phần tính cách các em được bộc lộ. Qua các quá trình trên mình sẽ làm đánh giá, phân loại từng em để có biện pháp tham vấn sâu, can thiệp sớm giúp đỡ các em. Có những trường hợp cần có các biện pháp trị liệu”.
“Nhiều trường hợp giáo viên, gia đình, nhà trường và chúng tôi phải đồng hành, theo sát, giúp đỡ các em suốt 3 năm học vì trường hợp phức tạp” – chị Lan Anh, cán bộ tư vấn học đường, Trường THPT dân lập Đinh Tiên Hoàng tâm sự: “Nhiều người cũng nói trường này toàn học sinh “Kinh”, hư nhưng các em không hẳn vậy, trái lại còn đáng yêu nữa”.
|
Một trong những nội dung được các cán bộ tư vấn học đường hết sức quan tâm là hoạt động hướng nghiệp cho học sinh. Ở Trường THPT Việt Đức năm học 2011-2012, văn phòng Vala phối hợp với nhà trường tổ chức cuộc thi viết về nghề em yêu thích. Thông qua hoạt động học sinh, phụ huynh sẽ phần nào hiểu mình và các con. Nhà trường và các cán bộ tư vấn sẽ giúp các em có cái nhìn sâu sắc để có lựa chọn phù hợp.
“Điều quan trọng là làm sao để học sinh không ngộ nhận về mình. Chúng tôi có những trắc nghiệm để biết các em mạnh yếu về trí tuệ, thể lực ra sao được làm bài bản” – Bà Nguyễn Lâm Thúy cho biết.
Chị Mạnh Linh chia sẻ: “Đúng là giáo viên có thể hỗ trợ nhiều cho học sinh trong việc tư vấn tâm lí. Nhưng với các phương pháp khoa học, bài bản người tư vấn sẽ có sự giúp đỡ chính xác hơn. Ví như chuyện tư vấn nghề nghiệp nhiều giáo viên sẽ khuyên ngay nhưng mình không thể làm như vậy khi chưa có các bài test cùng các buổi tham vấn với phụ huynh và học sinh.
(…) Mình tự tin với kiến thức, chuyên môn đã được học, kinh nghiệm thực tế của mình sẽ giúp ích rất nhiều cho các học trò, giúp các em vững bước ở con đường phía trước”.
- Văn Chung