Viettel cho biết, mới đây máy bay không người lái VT PIGEON đã trình diễn khả năng quan trắc hệ thống đường dây tải điện tại Hòa Bình.
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Đại diện Viettel cho biết, khi bị mất tín hiệu UAV có khả năng tìm đường về, nghĩa là quay về địa điểm bị mất link gần nhất. Không giống các thiết bị khác chỉ có khả năng “bay mù” nghĩa là chép hình ảnh vào thẻ nhớ, UAV VT PIGEON có khả năng truyền hình trực tiếp những hình ảnh thu nhận được.
Những năm về trước UAV được xem là thứ xa lạ đối với Việt Nam bởi nó dường như là cuộc chơi của các cường quốc như Mỹ, Nga, Israel hay Trung Quốc… Thế nhưng, khát vọng làm chủ công nghệ này được các doanh nghiệp viễn thông theo đuổi, tiến hành nghiên cứu, chế tạo và đã sản xuất được UAV. Tuy nhiên, đến năm 2013 được đánh dấu là năm mà nhiều doanh nghiệp, tổ chức như Viettel, Viện Công nghệ Không gian và cả FPT nhảy vào nghiên cứu, chế tạo thành công máy bay không người lái "made in Vietnam". Cho đến thời điểm này, các đơn vị nghiên cứu sản xuất UAV đã có bước tiến mạnh trong việc đưa ra sản phẩm mới và ứng dụng vào thực tế.
Năm 2013, Viettel tuyên bố những máy bay không người lái hạng nhẹ made by Viettel đã ra đời mang tên VT - Patrol. VT - Patrol với sải cánh 3,35m, chiều dài 2,31m, chiều cao 0,78m, được thiết kế bằng gỗ và vật liệu composite hàng không chất lượng cao, bền và nhẹ. Màu sắc của máy bay cũng được thiết kế phù hợp với nhu cầu tác chiến quân sự Việt Nam.
VT - Patrol đã từng hoạt động dọc sườn núi trong thời tiết khắc nghiệt chỉ khoảng 10 độ C, có mây mù. VT - Patrol trinh sát bằng camera hồng ngoại full HD có thể nhận dạng và phân biệt mục tiêu người lính trong khoảng 600m. VT - Patrol có khả năng bay với vận tốc 110km/h, cự ly hoạt động 50km, trong khoảng 2 giờ đồng hồ. Trung tâm khí cụ bay xác định, nhiệm vụ làm chủ công nghệ lõi như: chế tạo máy bay, hệ thống điều khiển tự động, khả năng bảo mật số liệu, thông tin luôn được đặt lên hàng đầu. Hiện nay, hệ thống bảo mật lớp ngoài cùng có thể đảm bảo an toàn thông tin, kể cả trong trường hợp nhập khẩu một số chi tiết, thiết bị từ nước ngoài.
Khi máy bay đạt độ cao trên 150m, mọi hoạt động của máy bay sẽ được chuyển sang chế độ bay tự động, được người trắc thủ vận hành tự động thông qua trạm điều khiển mặt đất. Bay theo hành trình, quỹ đạo đã được xây dựng trước, bay quanh mục tiêu, bay bắt bám mục tiêu đều có thể thực hiện được thông qua trạm điều khiển mặt đất này. Máy bay sẽ truyền thông tin, hình ảnh theo thời gian thực. Viettel đang ấp ủ có thể sẽ sản xuất ra những chiếc máy bay không người lái tầm trung với thời gian bay 15 -24 giờ phục vụ cho trinh sát cấp chiến dịch, chiến lược, xa hơn nữa là các thiết bị tối tân khác như tên lửa để tăng cường khả năng phòng vệ cho đất nước.
Trước đó, ngày 3/5/2013, nhóm nghiên cứu chế tạo tổ hợp máy bay không người lái phục vụ nghiên cứu khoa học chính thức bay thử nghiệm 5 mẫu máy bay không người lái tại bãi thử nghiệm Viện Công nghệ Không. Sự kiện bay thử nghiệm 2 mẫu máy bay không người lái trong số 5 mẫu máy bay chuyên dụng khác đã hoàn thiện tại Viện Công nghệ Không gian khẳng định rằng các nhà khoa học, kỹ sư của Viện Công nghệ không gian - HTI thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam là nhóm đầu tiên nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thành công máy bay không người lái mang thương hiệu Việt Nam, hoàn toàn bằng sự sáng tạo của người Việt Nam.
Ngay sau chương trình bay thử nghiệm, Viện Công nghệ Không gian sẽ hoàn thiện kỹ thuật và đưa vào sản xuất hàng loạt sản phẩm này nhằm phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học và đáp ứng các nhu cầu chuyên dụng trong nước.