Tốt nghiệp đại học, Lê Tuyết Mai rời Hà Nội về huyện miền núi Anh Sơn (Nghệ An) bắt đầu cuộc sống mới. Bạn bè khá bất ngờ vì Mai là người nhanh nhẹn, sôi nổi, thích ứng nhanh với cuộc sống đô thị. “Hà Nội tiện lợi, bước chân ra khỏi nhà là có đầy đủ dịch vụ nhưng Hà Nội cũng xô bồ, bon chen khiến tôi luôn mệt mỏi. Không gì sướng bằng sống ở quê, khí hậu trong lành hơn, con người thân thiện hơn”, Mai nói. Về quê, cô vào làm tại một cơ quan nhà nước cấp huyện.
![]() |
Khó khăn khi "bon chen" trụ lại Thủ đô (ảnh nguồn afamily) |
Là một trong số người lựa chọn phương án về quê, Hoài Anh (sinh năm 1985) lý giải: “Mặc dù mình sinh ra và lớn lên ở Hà Nội nhưng theo mình, không chỉ ở Hà Nội mới tốt. Những thành phố khác cũng rất tốt về điều kiện sinh hoạt. Con cái bạn vẫn có điều kiện học các trường giỏi nhất của tỉnh và vẫn đỗ đại học như thường”.
Phan Minh Thắng (sinh năm 1981), kiến trúc sư gốc Hà Nội, có bố mẹ là giảng viên đại học, anh chị em đều thành đạt ở Thủ đô. Gia đình Thắng bất ngờ khi cậu con trai út quyết định không sống ở Hà Nội mà chuyển vào Đà Nẵng làm quản lý thiết kế cho một khu resort đang xây dựng. “Tôi rất chán cảnh bon chen của Hà Nội nên nhận lời vào làm việc ở Đà Nẵng. Tôi muốn gắn bó với mảnh đất này lâu dài, và chỉ trở về nếu trót yêu và lấy vợ là người chỉ muốn ở Hà Nội”.
![]() |
Muốn tìm về sự bình yên nơi quê nhà (ảnh nguồn afamily) |
Lê Kiều Minh sinh ra và lớn lên tại Hà Nội. Tốt nghiệp đại học, cô công tác tại Tổng Cty Hàng không Việt Nam, xin chuyển vào TPHCM, tham gia nhóm những bạn trẻ quê Hà Nội sống tại TPHCM. “Hầu hết các bạn đều có tình cảm với Hà Nội nhưng chúng tôi không ai muốn quay về đó để tiếp tục cuộc sống. Nói chung, chúng tôi chỉ về Hà Nội dịp lễ tết hoặc có việc quan trọng của gia đình”, cô nói.
Theo TP
Bạn nghĩ gì về trào lưu này?