
Bất chấp nhiều lần khánh kiệt chỉ vì dốc hết tài sản làm từ thiện, ông vẫn cố giữ lửa bếp cơm Phước Thiện, nơi san sẻ hơn 500 phần cơm miễn phí cho bệnh nhân, người nghèo.
"Nghề hết thời"
Giữa trưa, nghe tiếng khách gọi, ông Trần Thế Hùng (SN 1964, xã Củ Chi, TPHCM) cố gắng chống thành giường nhổm dậy. Vừa trở về từ bệnh viện vì bệnh xương khớp, ông đi lại khó khăn.
Ra đến hiên nhà, ông đứng bên chiếc xe đạp cũ, yên sau có gắn hộp gỗ chứa vài bình gas mini cùng dăm ba chiếc bật lửa cũ. Người khách đang vội, chỉ kịp gửi cho ông chiếc bật lửa hết gas nhờ ông bơm rồi đi mất.
Tại địa phương, ông Hùng được nhận định là một trong những người cuối cùng còn giữ nghề bơm gas cho bật lửa. Ông cho biết, nghề này thịnh hành khi bật lửa sử dụng gas bắt đầu phổ biến ở nước ta.
Thời điểm ấy, ăn theo sự thịnh hành của loại bật lửa dùng gas, nghề bơm gas bật lửa cũng nở rộ. Ông Hùng kể: “Tôi làm nghề này đã hơn 30 năm nay.
Thời trai trẻ, tôi làm nghề bơm, vá xe đạp. Nhưng nghề này bấp bênh, thường không có tiền ngay vì khách hay nợ. Sau đó, tôi được bạn bè khuyên đổi sang bơm gas quẹt (bật lửa). Tôi thấy việc này có tiền ngay để mua gạo nên nghe theo.
Thời điểm ấy, công việc này còn mới lạ, ít cạnh tranh nên rất dễ kiếm tiền. Tôi thường không phải đi đâu xa, chỉ cần đem bình gas ra quán cà phê ngồi là khách hàng tự tìm đến. Mỗi lần bơm, tôi lấy 500 đồng”.
Sau một thời gian, không chỉ bơm gas, ông Hùng còn sửa chữa, thay đá đánh lửa cho bật lửa. Thế rồi, thị trường xuất hiện nhiều loại bật lửa giá rẻ, chỉ dùng một lần, không mấy ai mua loại tốt, nên ít người cần bơm gas.
![]() |
![]() |
Ông cũng bị cạnh tranh dữ dội bởi những người đồng nghiệp. Để có khách, ông đóng chiếc tủ nho nhỏ bằng gỗ, bên trong chứa các dụng cụ bơm gas, lắp đá đánh lửa cho bật lửa rồi cố định nó lên yên sau xe đạp.
Sáng sáng, ông đạp xe rong ruổi khắp các cung đường ở xã Phước Vĩnh Khang, huyện Củ Chi (nay là xã Củ Chi) để tìm khách. Một thời gian sau, khách ở địa phương thưa dần, ông phải đạp xe đi xa hơn.
Ông kể: “Ở xã hết khách, tôi đạp xe ra thị trấn Củ Chi cũ, rồi đến huyện Bến Cát (Bình Dương cũ), Phú Mỹ Hưng (quận 7, TPHCM cũ)…
Ai cũng bất ngờ, hỏi vì sao tôi đạp xe đi xa được như thế. Tôi nói rằng, khi đạp xe, tôi luôn tự nhủ phía trước sẽ có khách gọi bơm gas, mình sẽ có tiền ngay. Nghĩ vậy nên tôi quên hết mệt mỏi, có sức đạp xe tiếp.
Mấy hôm nay bệnh xương khớp tái phát, sưng to, đau quá, không đi được nên tôi mới tạm nghỉ”.
![]() |
![]() |
Cuộc sống khó khăn
Những năm gần đây, ông Hùng không còn sức đạp xe đi xa nhiều nữa. Hơn thế, dù có đi xa ông cũng không tìm được khách bơm gas như trước.
Hiện nay, ông thu 5.000 đồng/lượt bơm gas/bật lửa. Tuy vậy mỗi ngày, chưa đến 10 khách hàng sử dụng dịch vụ của ông. Ngày nào may mắn lắm, ông mới có thu nhập khoảng 50.000 đồng.
Dù vậy, ông không thể bỏ cái nghề đã lỗi thời, không còn mấy ai biết đến này. Nếu bỏ nghề, ông không tìm được việc làm đem lại thu nhập để nuôi sống bản thân.
Ông chia sẻ: “Bây giờ không mấy ai bơm gas bật lửa nữa, người ta mua loại rẻ tiền, dùng hết gas thì bỏ thôi. Vì vậy hiếm có khách lắm. Có chăng chỉ là những người sưu tầm, chơi các loại bật lửa gas quý, đắt tiền.
Tuy vậy, số người này cũng ít và không phải lúc nào tôi cũng gặp. Nghề này bây giờ lỗi thời, không còn ai làm vì không thể nuôi sống bản thân. Trước đây ở địa phương cũng có một số người theo nghề.
![]() |
![]() |
Sau này, vì không nuôi sống được bản thân, gia đình, họ bỏ nghề cả. Nhưng họ còn sức khỏe, bỏ nghề này vẫn có thể đi làm công việc khác mưu sinh.
Còn tôi có tuổi, lại bệnh tật nhiều nên nếu bỏ nghề thì không biết làm gì để nuôi sống bản thân. Thành ra, tôi cố bám víu nghề này, ngày cũng kiếm được 20.000-50.000 đồng”.
Vợ chồng ông Hùng có một người con trai. Anh đã lập gia đình, sinh sống tại tỉnh Long An cũ. Anh cũng có hoàn cảnh khó khăn, nên không thể đỡ đần cha mẹ.
Suốt nhiều chục năm qua, vợ chồng ông Hùng nương tựa nhau trong căn nhà cấp 4 đã xuống cấp. Vợ ông Hùng cũng ốm đau, không thể làm việc nặng.
Mỗi ngày, trong lúc chồng đạp xe đi bơm gas bật lửa dạo, bà ở nhà trông đợi có khách đến bơm xe để có thêm vài đồng tiền lẻ.
“Rất may, trước đây vợ chồng tôi tích cóp, mua được khoảnh đất nhỏ, cất ngôi nhà tạm nên không phải đi ở trọ. Nếu không sẽ còn khó khăn hơn.
Gia đình tôi có giấy xác nhận hộ cận nghèo giai đoạn 2021-2025 nên được hưởng chính sách hỗ trợ chi phí khám chữa bệnh. Nhờ vậy, chi phí điều trị bệnh của vợ chồng tôi cũng được giảm nhiều.
Bây giờ, ngày kiếm đủ tiền mua được ký gạo là tôi vui lắm rồi. Tôi chỉ cầu mong hai vợ chồng không có thêm bệnh tật”, ông Hùng tâm sự.
Bất chấp nhiều lần khánh kiệt chỉ vì dốc hết tài sản làm từ thiện, ông vẫn cố giữ lửa bếp cơm Phước Thiện, nơi san sẻ hơn 500 phần cơm miễn phí cho bệnh nhân, người nghèo.
Ông cụ người Ấn Độ nổi tiếng trên YouTube vừa qua đời ở tuổi 73. Ông Narayana Reddy được biết tới là người chuyên nấu những bữa ăn “siêu to khổng lồ” để có kinh phí giúp đỡ trẻ mồ côi.