Quần áo bẩn mà giặt nhiều, trời nóng tắm nhiều là bị chủ trọ quy ngay vào tội…ăn cắp nước. Nồi cơm chỉ được cắm tối đa 15 phút. Có lần Vân Anh cắm cơm chưa kịp chín ông chủ đã rút phích điện ra.
Không đợi đến cận ngày "vượt vũ môn", từ ngay sau khi thi tốt nghiệp THPT, hàng ngàn sỹ tử tại các địa phương đã đổ về TP.HCM để tham gia các lớp luyện thi. Đây cũng là cơ hội để các chủ nhà trọ kiếm thêm thu nhập từ nhu cầu bức thiết của thí sinh. Nhiều câu chuyện bi hài đã xảy ra xung quanh chuyện trọ học của thí sinh ngoại tỉnh.
Chỉ là những “khách hàng thời vụ”, không ít thí sinh trọ học đã bỏ tiền ra mua về cuộc sống kìm kẹp, hạch sách phi lý từ những chủ trọ bất nhẫn.
Tắm nhiều: bị quy tội… ăn cắp nước
Các nhà trọ tại khu vực Thủ Đức, quận 10, An Sương… là địa điểm “tập kết” của khá nhiều thí sinh lớp 13 và lớp 12 mới tốt nghiệp. Lý do là vì giá nhà trọ ở đây khá rẻ, thuận lợi xe bus khi đi đến trung tâm luyện thi.
Thời điểm này, thời tiết tại TP.HCM mưa nắng rất thất thường, nền nhiệt độ ở mức khá cao. Những ngày nóng thì thí sinh ở đây phải trần mình trong những ngôi nhà cấp 4 vừa thấp vừa nhỏ, lúc nào cũng hừng hực như thiêu như đốt. Ngược lại, lúc mưa, họ lại phải lo chống dột.
Khá nhiều chủ trọ đã cất công soạn thảo ra những quy định cụ thể buộc thí sinh phải tuân theo. Thậm chí, khi được hỏi, Vân Anh, thí sinh đến từ Quảng Nam cho biết: Ngay từ thỏa thuận thuê nhà ban đầu, Vân Anh và 3 bạn cùng phòng đã khá mừng rỡ vì được chủ nhà cam kết “bao điện nước”.
Thế nhưng khi vào ở, chủ nhà trọ quy định mỗi ngày chỉ được tắm một lần lúc hơn 4h chiều. Quần áo bẩn mà giặt nhiều, trời nóng tắm nhiều là bị quy ngay vào tội…ăn cắp nước(?!). Nấu ăn cũng chỉ được nấu một lần duy nhất trong ngày. Cơm chỉ được cắm tối đa 15 phút. Có lần Vân Anh cắm cơm chưa kịp chín ông chủ đã rút phích điện ra, thế là cả phòng hôm đó phải ăn cơm sống…”.
Hồ Quý Nam, thí sinh từ Bình Phước đến trọ học và luyện thi tại quận 10 còn gặp tình huống bi đát hơn. Nam ở ghép với 6 sinh viên và thí sinh khác trong căn phòng khoảng 20m², với giá 2,8 triệu đồng bao điện nước. Cứ 2 phòng gồm 12 người thì có 2 phuy nước 200 lít sử dụng trong một ngày, hôm nào lỡ giặt quần áo vào buổi sáng, hết nước, thì phải đợi đến tận trưa hôm sau mới có lại.
Nam kể: “Sáng ra tụi em phải làm vệ sinh cá nhân bằng nước lọc và không ai dám… đi vệ sinh. Chủ nhà cắt điện ở nhà tắm với lý do thiết bị điện hỏng. Phòng trọ của tụi em tuyệt đối không được tiếp bạn, có thêm bất cứ thiết bị điện nào cũng phải trình bày với chủ.
Nỗi khổ chung chạ
Đa phần những hộ dân xây nhà cho thuê chuyên nghiệp thường hạn chế tối đa kinh phí đầu tư. Thông thường, họ chỉ xây những phòng nhỏ, thấp và chọn mua tôn rẻ tiền để lợp, không có trần cách nhiệt. Đối với chung cư, khi ngăn phòng cho thuê hoặc một số hộ dân ngăn nhà cho thuê thì cố sức khai thác các khoảng trống, chân cầu thang và cả gác xép đều được tận dụng tối đa. Chung chạ như thế, thí sinh cũng gặp lắm nỗi gian nan.
Gặp Dương Mai Châu ôn thi tại Tân Bình nhưng trọ học tại đường Tân Kỳ Tân Quý, quận Tân Phú, Châu cho biết: “Phòng em có 4 thí sinh được chủ nhà tự ý ghép lại ở với nhau trên gác lửng trần bằng gỗ, gia đình ông chủ ở dưới. Mọi hoạt động đều phải hết sức ý tứ và cẩn thận, nhưng có lần vô tình bị rơi mấy cái móc xuống sàn, ông chủ lên chửi thậm tệ vì cho rằng “đạp lên đầu ông”.
Chưa kịp thanh minh, ông chủ chặn ngay lại vì cho rằng dám “cãi tay đôi với ông”. Cả bọn muốn yên chuyện, đợi thi xong rồi đi, nên đành im lặng”. Lại có nhiều trường hợp vì ở chung với chủ nhà mà mất tự do. Phòng ở của thí sinh nhưng chủ nhà ra vào thường xuyên mà không gõ cửa. Nhiều lúc đang làm việc riêng, chủ nhà cũng cứ mở cửa vào rất tự nhiên.
Thí sinh Nguyễn Thị Mai Phương đăng ký thi vào Đại học Văn hóa, quận 2, kể lại một câu chuyện khá buồn cười: “11h đêm, em đang làm bài tập vẽ biểu đồ trong môn Địa lý, bác chủ nhà đi qua cửa sổ nhìn thấy liền bảo em không học mà ngồi vẽ bậy bạ. Em giải thích đủ kiểu nhưng bác cắt điện không cho em học nữa. Chiều hôm sau, đột nhiên bác gọi em xuống bảo em phải dọn đi vì tội cứng đầu”.
Giá nhà trọ “leo thang” vô lý
Mai Trâm, một sinh viên là chiến sỹ trong chiến dịch tình nguyện Tiếp sức mùa thi tham gia tìm kiếm nhà trọ cho các sỹ tử tại khu vực quận 3, tỏ ra rất bức xúc với nhiều chủ nhà trọ cho thuê nhà gần địa điểm thi. Trâm cho biết: trong khi nhiều người hảo tâm sẵn sàng cho ở miễn phí, thậm chí nấu ăn giúp cho cả thí sinh và phụ huynh, thì cũng có nhiều chủ nhà trọ lợi dụng cơ hội này để đòi một mức giá cao cắt cổ. Có chủ nhà đòi 2,5 triệu đồng cho 3 ngày trọ để thi đại học, với lý do “ở 3 ngày thì cũng như ở một tháng” và “có thuê khách sạn gần đây cũng chẳng còn phòng dịp ấy đâu”.
Nguyễn Văn Kiên, thí sinh lớp 13 từ Đắc Lắc kể lại câu chuyện của mình khá bức xúc: Từ khi vào Sài Gòn ôn thi tới giờ Kiên đã chuyển nhà trọ 3 lần, lần nào cũng vì những quy định phi lý của chủ trọ. Chủ nhà không cho tiếp đãi bạn bè, người thân, đi học về muộn lại bị nhốt ở ngoài, tháng tháng lại đòi tăng tiền phòng.
Kiên kể: “Có chỗ nhưng không cho để xe, nếu cho để thì lại thu từ 100-150.000 đồng một tháng. Mới đây, bà chủ bỗng dưng đòi tăng tiền phòng từ 1,5 triệu lên 1,7 triệu, tiền nước tăng từ 30.000 lên 50.000 đồng, tiền điện tăng từ 4.000 lên 5.000 đồng/số. Mình hỏi vì sao tăng nhiều như vậy thì bà chủ giải thích: “Vì xăng tăng nên cái gì cũng tăng”. Gần thi đến nơi rồi, mình cũng chẳng thể dọn đi đâu khác.”
Nguyễn Minh Thông, cũng là thí sinh lớp 13 thì lại ở hoàn cảnh khác: chủ nhà không cho nấu ăn, một ngày quy định chỉ được tắm một lần trước 8 giờ tối, một tuần chỉ được giặt quần áo 2 lần, không cho tiếp người thân, bạn bè… Thông và bạn cùng phòng còn phát hiện ra chủ nhà đã điều chỉnh công tơ điện để kiếm thêm.
“Tụi mình thấy tiền điện nhiều quá, liền tắt các thiết bị điện và âm thầm kiểm tra thì thấy công tơ vẫn quay tít. Mới ở được 3 tháng mà ông bà chủ đã 2 lần tăng tiền phòng. Mỗi lần tăng 100.000 đồng và không cần lý do gì cả. Tiền nước cũng tăng trong khi nước chảy nhỏ giọt, hứng nửa tiếng mới được một xô”.
Sắp đến ngày “vượt vũ môn” nhưng nhiều sỹ tử thiếu may mắn đang còn phải vượt qua nhiều “vũ môn” khác ngoài kiến thức sách vở. Tuy nhiên, những trường hợp kể trên chỉ là cá biệt, vẫn còn rất nhiều những tấm lòng đang chờ đợi thí sinh và phụ huynh trước cuộc đua lớn để bước vào giảng đường Đại học.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Không đợi đến cận ngày "vượt vũ môn", từ ngay sau khi thi tốt nghiệp THPT, hàng ngàn sỹ tử tại các địa phương đã đổ về TP.HCM để tham gia các lớp luyện thi. Đây cũng là cơ hội để các chủ nhà trọ kiếm thêm thu nhập từ nhu cầu bức thiết của thí sinh. Nhiều câu chuyện bi hài đã xảy ra xung quanh chuyện trọ học của thí sinh ngoại tỉnh.
Chỉ là những “khách hàng thời vụ”, không ít thí sinh trọ học đã bỏ tiền ra mua về cuộc sống kìm kẹp, hạch sách phi lý từ những chủ trọ bất nhẫn.
Tắm nhiều: bị quy tội… ăn cắp nước
Các nhà trọ tại khu vực Thủ Đức, quận 10, An Sương… là địa điểm “tập kết” của khá nhiều thí sinh lớp 13 và lớp 12 mới tốt nghiệp. Lý do là vì giá nhà trọ ở đây khá rẻ, thuận lợi xe bus khi đi đến trung tâm luyện thi.
Thời điểm này, thời tiết tại TP.HCM mưa nắng rất thất thường, nền nhiệt độ ở mức khá cao. Những ngày nóng thì thí sinh ở đây phải trần mình trong những ngôi nhà cấp 4 vừa thấp vừa nhỏ, lúc nào cũng hừng hực như thiêu như đốt. Ngược lại, lúc mưa, họ lại phải lo chống dột.
![]() |
Do chỉ trọ học ngắn ngày, thí sinh phải tận dụng nơi nấu ăn trong phòng trọ để làm chỗ học tập |
Khá nhiều chủ trọ đã cất công soạn thảo ra những quy định cụ thể buộc thí sinh phải tuân theo. Thậm chí, khi được hỏi, Vân Anh, thí sinh đến từ Quảng Nam cho biết: Ngay từ thỏa thuận thuê nhà ban đầu, Vân Anh và 3 bạn cùng phòng đã khá mừng rỡ vì được chủ nhà cam kết “bao điện nước”.
Thế nhưng khi vào ở, chủ nhà trọ quy định mỗi ngày chỉ được tắm một lần lúc hơn 4h chiều. Quần áo bẩn mà giặt nhiều, trời nóng tắm nhiều là bị quy ngay vào tội…ăn cắp nước(?!). Nấu ăn cũng chỉ được nấu một lần duy nhất trong ngày. Cơm chỉ được cắm tối đa 15 phút. Có lần Vân Anh cắm cơm chưa kịp chín ông chủ đã rút phích điện ra, thế là cả phòng hôm đó phải ăn cơm sống…”.
Hồ Quý Nam, thí sinh từ Bình Phước đến trọ học và luyện thi tại quận 10 còn gặp tình huống bi đát hơn. Nam ở ghép với 6 sinh viên và thí sinh khác trong căn phòng khoảng 20m², với giá 2,8 triệu đồng bao điện nước. Cứ 2 phòng gồm 12 người thì có 2 phuy nước 200 lít sử dụng trong một ngày, hôm nào lỡ giặt quần áo vào buổi sáng, hết nước, thì phải đợi đến tận trưa hôm sau mới có lại.
Nam kể: “Sáng ra tụi em phải làm vệ sinh cá nhân bằng nước lọc và không ai dám… đi vệ sinh. Chủ nhà cắt điện ở nhà tắm với lý do thiết bị điện hỏng. Phòng trọ của tụi em tuyệt đối không được tiếp bạn, có thêm bất cứ thiết bị điện nào cũng phải trình bày với chủ.
Nỗi khổ chung chạ
Đa phần những hộ dân xây nhà cho thuê chuyên nghiệp thường hạn chế tối đa kinh phí đầu tư. Thông thường, họ chỉ xây những phòng nhỏ, thấp và chọn mua tôn rẻ tiền để lợp, không có trần cách nhiệt. Đối với chung cư, khi ngăn phòng cho thuê hoặc một số hộ dân ngăn nhà cho thuê thì cố sức khai thác các khoảng trống, chân cầu thang và cả gác xép đều được tận dụng tối đa. Chung chạ như thế, thí sinh cũng gặp lắm nỗi gian nan.
Gặp Dương Mai Châu ôn thi tại Tân Bình nhưng trọ học tại đường Tân Kỳ Tân Quý, quận Tân Phú, Châu cho biết: “Phòng em có 4 thí sinh được chủ nhà tự ý ghép lại ở với nhau trên gác lửng trần bằng gỗ, gia đình ông chủ ở dưới. Mọi hoạt động đều phải hết sức ý tứ và cẩn thận, nhưng có lần vô tình bị rơi mấy cái móc xuống sàn, ông chủ lên chửi thậm tệ vì cho rằng “đạp lên đầu ông”.
![]() |
Những nội quy oái oăm của một chủ nhà trọ |
Thí sinh Nguyễn Thị Mai Phương đăng ký thi vào Đại học Văn hóa, quận 2, kể lại một câu chuyện khá buồn cười: “11h đêm, em đang làm bài tập vẽ biểu đồ trong môn Địa lý, bác chủ nhà đi qua cửa sổ nhìn thấy liền bảo em không học mà ngồi vẽ bậy bạ. Em giải thích đủ kiểu nhưng bác cắt điện không cho em học nữa. Chiều hôm sau, đột nhiên bác gọi em xuống bảo em phải dọn đi vì tội cứng đầu”.
Giá nhà trọ “leo thang” vô lý
Mai Trâm, một sinh viên là chiến sỹ trong chiến dịch tình nguyện Tiếp sức mùa thi tham gia tìm kiếm nhà trọ cho các sỹ tử tại khu vực quận 3, tỏ ra rất bức xúc với nhiều chủ nhà trọ cho thuê nhà gần địa điểm thi. Trâm cho biết: trong khi nhiều người hảo tâm sẵn sàng cho ở miễn phí, thậm chí nấu ăn giúp cho cả thí sinh và phụ huynh, thì cũng có nhiều chủ nhà trọ lợi dụng cơ hội này để đòi một mức giá cao cắt cổ. Có chủ nhà đòi 2,5 triệu đồng cho 3 ngày trọ để thi đại học, với lý do “ở 3 ngày thì cũng như ở một tháng” và “có thuê khách sạn gần đây cũng chẳng còn phòng dịp ấy đâu”.
Nguyễn Văn Kiên, thí sinh lớp 13 từ Đắc Lắc kể lại câu chuyện của mình khá bức xúc: Từ khi vào Sài Gòn ôn thi tới giờ Kiên đã chuyển nhà trọ 3 lần, lần nào cũng vì những quy định phi lý của chủ trọ. Chủ nhà không cho tiếp đãi bạn bè, người thân, đi học về muộn lại bị nhốt ở ngoài, tháng tháng lại đòi tăng tiền phòng.
Kiên kể: “Có chỗ nhưng không cho để xe, nếu cho để thì lại thu từ 100-150.000 đồng một tháng. Mới đây, bà chủ bỗng dưng đòi tăng tiền phòng từ 1,5 triệu lên 1,7 triệu, tiền nước tăng từ 30.000 lên 50.000 đồng, tiền điện tăng từ 4.000 lên 5.000 đồng/số. Mình hỏi vì sao tăng nhiều như vậy thì bà chủ giải thích: “Vì xăng tăng nên cái gì cũng tăng”. Gần thi đến nơi rồi, mình cũng chẳng thể dọn đi đâu khác.”
Nguyễn Minh Thông, cũng là thí sinh lớp 13 thì lại ở hoàn cảnh khác: chủ nhà không cho nấu ăn, một ngày quy định chỉ được tắm một lần trước 8 giờ tối, một tuần chỉ được giặt quần áo 2 lần, không cho tiếp người thân, bạn bè… Thông và bạn cùng phòng còn phát hiện ra chủ nhà đã điều chỉnh công tơ điện để kiếm thêm.
“Tụi mình thấy tiền điện nhiều quá, liền tắt các thiết bị điện và âm thầm kiểm tra thì thấy công tơ vẫn quay tít. Mới ở được 3 tháng mà ông bà chủ đã 2 lần tăng tiền phòng. Mỗi lần tăng 100.000 đồng và không cần lý do gì cả. Tiền nước cũng tăng trong khi nước chảy nhỏ giọt, hứng nửa tiếng mới được một xô”.
Sắp đến ngày “vượt vũ môn” nhưng nhiều sỹ tử thiếu may mắn đang còn phải vượt qua nhiều “vũ môn” khác ngoài kiến thức sách vở. Tuy nhiên, những trường hợp kể trên chỉ là cá biệt, vẫn còn rất nhiều những tấm lòng đang chờ đợi thí sinh và phụ huynh trước cuộc đua lớn để bước vào giảng đường Đại học.
Theo Bưu Điện Việt Nam