Ở ngưỡng tuổi 22, là khi các sinh viên đại học sau bốn năm miệt mài ở trường chính thức vào đời. Họ, những người vừa trở thành “cựu sinh viên” sẽ đứng trước vô vàn khó khăn lựa chọn tương lai và nghề nghiệp của mình.
Có thể nhận thấy thay đổi gì ở đứa trẻ lên hai?
“Điều đầu tiên và có lẽ quan trọng nhất, là bé sẽ biết đi. Bởi khi biết đi, là bé đã khẳng định được sự tự chủ của mình, khi đó đôi tay của bé được giải phóng để khám phá mọi vật xung quanh. Chắc chắn bé sẽ ngã nhiều lần…”
Một quyển sách hướng dẫn chăm sóc trẻ nhỏ đã đưa ra nhận định như vậy. Nhưng chúng ta ở đây, trong môi trường công sở, hãy cùng nhìn vào những người trẻ tuổi 22.
Ở ngưỡng tuổi 22, là khi các sinh viên đại học sau bốn năm miệt mài ở trường chính thức vào đời. Trước đó, trong quá trình đi học, có thể những sinh viên này đã từng đi làm thêm ngoài giờ, nhưng chủ yếu là những việc thời vụ, chỉ hiếm hoi lắm mới có những trường hợp được ngồi trong chốn công sở máy lạnh ro ro cả tám tiếng mỗi ngày. Họ, những người vừa được trở thành “cựu sinh viên” sẽ đứng trước vô vàn khó khăn và lựa chọn cho tương lai và nghề nghiệp của mình.
Có bao nhiêu phần trăm sinh viên ra trường có việc làm ngay? Có bao nhiêu phần trăm sinh viên ra trường được làm đúng theo ngành nghề chuyên môn đã học? Những câu hỏi thế này nhường cho nhà chức trách.
Ta hãy nhìn vào họ, những “đứa trẻ” 22. Một nhóm nào đó sẽ tiếp tục miệt mài học hành để thi công chức, để chắc ăn một cái chân trong “nhà nước”. Và nếu đã có “cơ chế”, hoặc giả sử rất giỏi, rất chăm chỉ, và có lẽ cũng có yếu tố may mắn, một nhóm trong số này sẽ trúng tuyển công chức. Và ngày ngày đều đặn đến sớm nhất phòng để rửa chén và đun nước pha trà.
Một nhóm khác, đông hơn, sẽ lọ mọ tìm kiếm cơ hội tại những website, những văn phòng tuyển dụng, những trung tâm giới thiệu việc làm sinh viên… Họ săm soi bất cứ mẩu quảng cáo tuyển dụng nào cần fresh graduate (mới tốt nghiệp). Và cơ hội tới, chỉ với một số. Họ hân hoan, cũng không kém phần hồi hộp chuẩn bị bộ hồ sơ đẹp đẽ chờ tới ngày đi phỏng vấn.
Người viết bài này đã từng có cơ hội phỏng vấn những người trẻ 22 mới ra trường. Khi hỏi, em có lợi thế gì mang đến cho công việc cần tuyển. Người được phỏng vấn trả lời rất tự tin, em có khả năng strategic thinking (suy nghĩ chiến lược). Hỏi lại, cho tôi một ví dụ về strategic thinking? Người được phỏng vấn đưa ra một loạt câu trả lời cực kỳ academic (sách vở) như thi vấn đáp trong trường.
Ở một trường hợp khác, cũng với một người trẻ vừa tốt nghiệp với tấm bằng rất ổn. Khi hỏi, vì sao em ứng tuyển vào vị trí này? Người được phỏng vấn trả lời rằng em đã tìm hiểu rằng ở đây có chế độ đãi ngộ tốt, nhân viên được gửi đi nước ngoài đào tạo đều đặn hàng năm.
Hãy bỏ qua những trường hợp “chân không chạm đất” nói trên, khá nhiều người trẻ 22 được tuyển vào các vị trí cần thiết ở các công ty, tư nhân có, liên doanh có, nước ngoài có. Họ mang theo hành trang của mình niềm hứng khởi khôn tả, và tất nhiên, sự lo lắng, vì họ đủ khôn để hiểu những gì học trong ghế nhà trường khác xa so với những gì xảy ra trong thực tế.
Nhưng bao nhiêu trong số họ được trực tiếp tham gia vào dự án, hay vào chính công việc mà họ được tuyển vào với những chức danh đôi khi khá to tát. Rất nhiều trường hợp những người trẻ phải làm những công việc bàn giấy không tên, chẳng đúng chuyên môn và hoàn toàn khác với công việc họ được tuyển vào; hay được giao những việc vu vơ như lấy báo giá cái này, chuẩn bị bộ hồ sơ kia… mà không được biết báo giá đó, bộ hồ sơ đó phục vụ cho dự án hay công việc nào.
Có bao nhiêu phần trăm người trẻ được tham gia những cuộc họp bàn với đối tác, với khách hàng, thậm chí là cuộc họp lập kế hoạch của nhóm. Nhiều trưởng nhóm hay người phụ trách dự án khi được hỏi vì sao không giao toàn bộ hoặc một phần cụ thể của công việc hay dự án đó cho những đồng nghiệp hoặc nhân viên mới vào nghề thì đa phần đều ngần ngại họ làm không được hoặc không đúng quy cách. Một vài trong số đó còn khẳng định những đồng nghiệp trẻ sẽ làm sai và họ sẽ phải mất thời gian và công sức để làm lại từ đầu, “thế thì thà tôi tự làm luôn cho nhanh”.
---
“… Nhưng điều đó chẳng có gì là quan trọng, và để bé tin như vậy thì chính những người xung quanh bé phải tạo cho bé sự tự tin để tự đứng dậy và tiếp tục vượt qua những chướng ngại vật tiếp theo”.
Quyển sách hướng dẫn chăm sóc trẻ nhỏ kia cũng khuyên như vậy.
Đối với những người trẻ 22, nên chăng ta cũng nhìn nhận họ một cách bình đẳng, như những đồng nghiệp, để cùng chia sẻ trong công việc; nên chăng ta đừng coi họ như những “đứa trẻ” và cần đặt niềm tin vào họ, để những tân công chức không phải ngày ngày rửa chén và đun nước pha trà và chờ đợi lứa tân công chức năm sau sẽ lãnh nhiệm vụ đó; hay những nhân viên công sở được cơ hội thử sức và chứng minh khả năng cũng như học hỏi từ những kinh nghiệm chính họ được trải qua.
Hãy nghe một người trẻ tuổi 22 nói: “Em là sinh viên mới ra trường và đang bắt đầu một bước ngoặt mới như các anh các chị đã từng trải qua. Mong các anh chị sẽ nhiệt tình giúp đỡ em trong công việc”.
Tháng 9, khi các sinh viên ùa ra khỏi cánh cổng trường đại học với tấm bằng cử nhân mới toanh trong tay, chúng ta, những nhân viên kỳ cựu và dễ mến ở các văn phòng, công sở, hãy nhiệt tình chào đón họ đến với một cánh cửa mới trong cuộc đời và sự nghiệp.
Theo Linh Xinh - Sài Gòn Tiếp Thị
minh hoạ: Hồng Nguyên
![]() |
“Điều đầu tiên và có lẽ quan trọng nhất, là bé sẽ biết đi. Bởi khi biết đi, là bé đã khẳng định được sự tự chủ của mình, khi đó đôi tay của bé được giải phóng để khám phá mọi vật xung quanh. Chắc chắn bé sẽ ngã nhiều lần…”
Một quyển sách hướng dẫn chăm sóc trẻ nhỏ đã đưa ra nhận định như vậy. Nhưng chúng ta ở đây, trong môi trường công sở, hãy cùng nhìn vào những người trẻ tuổi 22.
Ở ngưỡng tuổi 22, là khi các sinh viên đại học sau bốn năm miệt mài ở trường chính thức vào đời. Trước đó, trong quá trình đi học, có thể những sinh viên này đã từng đi làm thêm ngoài giờ, nhưng chủ yếu là những việc thời vụ, chỉ hiếm hoi lắm mới có những trường hợp được ngồi trong chốn công sở máy lạnh ro ro cả tám tiếng mỗi ngày. Họ, những người vừa được trở thành “cựu sinh viên” sẽ đứng trước vô vàn khó khăn và lựa chọn cho tương lai và nghề nghiệp của mình.
Có bao nhiêu phần trăm sinh viên ra trường có việc làm ngay? Có bao nhiêu phần trăm sinh viên ra trường được làm đúng theo ngành nghề chuyên môn đã học? Những câu hỏi thế này nhường cho nhà chức trách.
Ta hãy nhìn vào họ, những “đứa trẻ” 22. Một nhóm nào đó sẽ tiếp tục miệt mài học hành để thi công chức, để chắc ăn một cái chân trong “nhà nước”. Và nếu đã có “cơ chế”, hoặc giả sử rất giỏi, rất chăm chỉ, và có lẽ cũng có yếu tố may mắn, một nhóm trong số này sẽ trúng tuyển công chức. Và ngày ngày đều đặn đến sớm nhất phòng để rửa chén và đun nước pha trà.
Một nhóm khác, đông hơn, sẽ lọ mọ tìm kiếm cơ hội tại những website, những văn phòng tuyển dụng, những trung tâm giới thiệu việc làm sinh viên… Họ săm soi bất cứ mẩu quảng cáo tuyển dụng nào cần fresh graduate (mới tốt nghiệp). Và cơ hội tới, chỉ với một số. Họ hân hoan, cũng không kém phần hồi hộp chuẩn bị bộ hồ sơ đẹp đẽ chờ tới ngày đi phỏng vấn.
Người viết bài này đã từng có cơ hội phỏng vấn những người trẻ 22 mới ra trường. Khi hỏi, em có lợi thế gì mang đến cho công việc cần tuyển. Người được phỏng vấn trả lời rất tự tin, em có khả năng strategic thinking (suy nghĩ chiến lược). Hỏi lại, cho tôi một ví dụ về strategic thinking? Người được phỏng vấn đưa ra một loạt câu trả lời cực kỳ academic (sách vở) như thi vấn đáp trong trường.
Ở một trường hợp khác, cũng với một người trẻ vừa tốt nghiệp với tấm bằng rất ổn. Khi hỏi, vì sao em ứng tuyển vào vị trí này? Người được phỏng vấn trả lời rằng em đã tìm hiểu rằng ở đây có chế độ đãi ngộ tốt, nhân viên được gửi đi nước ngoài đào tạo đều đặn hàng năm.
Hãy bỏ qua những trường hợp “chân không chạm đất” nói trên, khá nhiều người trẻ 22 được tuyển vào các vị trí cần thiết ở các công ty, tư nhân có, liên doanh có, nước ngoài có. Họ mang theo hành trang của mình niềm hứng khởi khôn tả, và tất nhiên, sự lo lắng, vì họ đủ khôn để hiểu những gì học trong ghế nhà trường khác xa so với những gì xảy ra trong thực tế.
Nhưng bao nhiêu trong số họ được trực tiếp tham gia vào dự án, hay vào chính công việc mà họ được tuyển vào với những chức danh đôi khi khá to tát. Rất nhiều trường hợp những người trẻ phải làm những công việc bàn giấy không tên, chẳng đúng chuyên môn và hoàn toàn khác với công việc họ được tuyển vào; hay được giao những việc vu vơ như lấy báo giá cái này, chuẩn bị bộ hồ sơ kia… mà không được biết báo giá đó, bộ hồ sơ đó phục vụ cho dự án hay công việc nào.
Có bao nhiêu phần trăm người trẻ được tham gia những cuộc họp bàn với đối tác, với khách hàng, thậm chí là cuộc họp lập kế hoạch của nhóm. Nhiều trưởng nhóm hay người phụ trách dự án khi được hỏi vì sao không giao toàn bộ hoặc một phần cụ thể của công việc hay dự án đó cho những đồng nghiệp hoặc nhân viên mới vào nghề thì đa phần đều ngần ngại họ làm không được hoặc không đúng quy cách. Một vài trong số đó còn khẳng định những đồng nghiệp trẻ sẽ làm sai và họ sẽ phải mất thời gian và công sức để làm lại từ đầu, “thế thì thà tôi tự làm luôn cho nhanh”.
---
“… Nhưng điều đó chẳng có gì là quan trọng, và để bé tin như vậy thì chính những người xung quanh bé phải tạo cho bé sự tự tin để tự đứng dậy và tiếp tục vượt qua những chướng ngại vật tiếp theo”.
Quyển sách hướng dẫn chăm sóc trẻ nhỏ kia cũng khuyên như vậy.
Đối với những người trẻ 22, nên chăng ta cũng nhìn nhận họ một cách bình đẳng, như những đồng nghiệp, để cùng chia sẻ trong công việc; nên chăng ta đừng coi họ như những “đứa trẻ” và cần đặt niềm tin vào họ, để những tân công chức không phải ngày ngày rửa chén và đun nước pha trà và chờ đợi lứa tân công chức năm sau sẽ lãnh nhiệm vụ đó; hay những nhân viên công sở được cơ hội thử sức và chứng minh khả năng cũng như học hỏi từ những kinh nghiệm chính họ được trải qua.
Hãy nghe một người trẻ tuổi 22 nói: “Em là sinh viên mới ra trường và đang bắt đầu một bước ngoặt mới như các anh các chị đã từng trải qua. Mong các anh chị sẽ nhiệt tình giúp đỡ em trong công việc”.
Tháng 9, khi các sinh viên ùa ra khỏi cánh cổng trường đại học với tấm bằng cử nhân mới toanh trong tay, chúng ta, những nhân viên kỳ cựu và dễ mến ở các văn phòng, công sở, hãy nhiệt tình chào đón họ đến với một cánh cửa mới trong cuộc đời và sự nghiệp.
Theo Linh Xinh - Sài Gòn Tiếp Thị
minh hoạ: Hồng Nguyên