Minh họa của MSNBC

Anna Morales chưa bao giờ xem nhắn tin là một cách để thảo luận những vấn đề lớn.

Cô gái Mỹ 29 tuổi này gửi khoảng 1.000 tin nhắn văn bản (SMS) mỗi tháng từ chiếc di động Palm Centro của mình thường nói: “Có chuyện gì vậy?”. Nhắn tin giúp cho cô có được không gian và sự ủng hộ cô cần khi phải đối mặt với những thử thách lớn nhất trong đời. Tháng 12 năm ngoái, mẹ Morales đã ra đi mãi mãi sau 12 năm đấu tranh với bệnh ung thư vú và bạch cầu.

“Tôi đã nhắn tin khoảng 1 tuần trước khi tôi gọi điện và thực sự nói nhiều hơn”, Morales, người sống ở bang Florida nói.

Bạn hẳn đã từng nghe về việc có nhiều người nhắn tin để tránh những cuộc hội thoại thách thức. Nhiều người trong chúng ta đã gửi hoặc nhận được “textplanation”, là một lời giải thích hay câu chuyện được gửi qua nhắn tin. Nhiều ví dụ nổi tiếng đã làm thành hiện tượng như cô ca sĩ Britney Spears gửi tin nhắn chia tay chồng cũ Kevin Federline.

“Con người sử dụng SMS để diễn đạt mọi thứ họ không bao giờ muốn nói”, theo Marian Salzman, một nhà theo dõi xu hướng văn hóa và đối tác ở công ty quan hệ công chúng Porter Novelli ở New York City. Điều đó bao gồm những người dựa vào tin nhắn văn bản khi họ đối mặt với những tình huống khó khăn như cái chết của một người thân hay một sự chia tay.

Nhắn tin giúp cho trạng thái buồn nhận được sự ủng hộ về cảm xúc khi chúng ta chưa sẵn sàng để hàn gắn vết thương hoàn toàn. Biểu hiện những điều khó khăn, có thể là sự bối rối, khổ sở và kể cả tấn công phẩm hạnh của một ai đó không bao giờ là dễ dàng.

Lisa Merlo, một nhà xã hội học ở Đại học Florida nói nhắn tin “lấy đi một số cảm xúc. Họ (người nhận) không phải nghe giọng nói của bạn”. Merlo đang nghiên cứu việc sử dụng điện thoại di động để xử lý trao đổi những vấn đề xã hội khó khăn.

Những người bạn “dội bom tin nhắn”

Robert DiDomenico, 46 tuổi, sinh sống ở ngoại ô Philadelphia, chọn cách nhắn tin trên chiếc Motorola trượt của mình sau khi tình yêu của đời ông quyết định ra đi sau 12 năm quan hệ.

Ông đã “dội bom tin nhắn” (gửi một tin nhắn cho nhiều người) tới 6 người bạn của mình để thông báo với họ rằng mọi chuyện thực sự đã kết thúc. Khi một người bạn của ông gọi đến thì ông lại tắt máy mà chẳng nói lời nào cả.

"Tôi thực sự không thể nói bây giờ, tôi chỉ có thể nhắn tin”, ông gửi đi tin nhắn giải thích.

Còn Kris ở Memphis, đã không cần phải tỉnh táo để nhắn tin từ chiếc Treo của mình sau khi biết bạn gái đã bỏ đi. Đến nỗi, em gái của Kris đã phải thốt lên “Anh đang nhắn tin như người điên”.

Kris, người đã yêu cầu không nêu họ của mình vì sợ không được thăng chức, đã nói “nhắn tin làm cho tôi cảm thấy đỡ hơn”.

Nhắn tin cũng OK, nhưng nói vẫn là chìa khóa

Mặc dù nhắn tin có thể là một cách hữu ích để đối phó với những tình huống khó khăn, song theo nhà tâm lý học Merlo, nó lại quá hời hợt để giúp người ta trải qua những cản trở trong cuộc đời.

“Bạn có thể nói rất nhiều trong một tin nhắn, thậm chí bạn sẽ nhắn tin cả tối”, bà nói, “Song với các vấn đề bạn đang đối mặt, điều quan trọng là nói để thông suốt”. Nếu không thì, “nó sẽ chuyền thành một vấn đề lớn hơn”.

Ngay sau khi mẹ qua đời, Morales tụ họp với chồng và gia đình. Cô cũng gọi cho một số người bạn thân khi cô đã cảm thấy sẵn sàng. Nhưng những tin nhắn an ủi từ “rất nhiều người” cho cô biết cô luôn được yêu thương và ủng hộ. Nhắn tin cũng làm giảm áp lực cô cảm thấy khi phải gọi điện cho mọi người.

“Bạn có thể gửi tin nhắn cho họ và nói ‘Này, tôi không sao đâu’”, Morales nói. “Tin nhắn không làm phiền bạn, vì vậy nó tạo cho bạn sự yên tĩnh cần thiết và thời gian cho đến khi bạn sẵn sàng để nói”.

Theo MSNBC