Dùng bỉm không đúng cách hay
bỉm kém chất lượng sẽ khiến trẻ bị viêm da, nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Mẹo nhỏ
sau đây các mẹ chọn bìm và tã giấy thật khéo cho bé.
Nguy cơ từ việc dùng bỉm không
đúng cách
Thời gian qua, đã có nhiều sản
phẩm vải và quần áo may sẵn được phát hiện nhiễm formaldehyde, một hoá chất vốn
sử dụng để chống mốc nhưng có khả năng gây ung thư. Bỉm sản xuất từ vải không
dệt, bông xenlulô, hạt siêu thấm… cũng thuộc nhóm nguy cơ chứa formaldehyde,
chất có khả năng gây ung thư cho người sử dụng.
Trong đó, tình trạng viêm da như
trẻ thấy ngứa, bị nổi mẩn đỏ và bỏng rát ở vùng đóng bỉm là bệnh lý rất thường
gặp, mà một trong những lý do là đóng bỉm liên tục, thường xuyên, nhất là các
trường hợp đóng bỉm 24/24g từ ngày này sang ngày khác.
Các bác sỹ cũng khuyến cáo nếu sử
dụng không đúng cách hoặc dùng sản phẩm không có chất lượng, trẻ có thể mắc một
số bệnh như viêm da, nhiễm khuẩn đường tiểu.
Da của bé vốn mỏng, các đường
chun viền mép bỉm có thể cọ xát, cùng với tác động của nước tiểu, phân, có thể
khiến bé viêm đỏ các vùng da như dưới bìu với bé trai, kẽ bẹn, kẽ mông. Khi phát
hiện da em bé có dấu hiệu mẩn đỏ phải ngừng đóng bỉm và cho bé tới bác sỹ chuyên
khoa da liễu.
Phòng ngừa hăm tã
Cách phòng ngừa hăm tã tốt nhất
là giữ cho vùng da mặc tã sạch, mát và khô. Một số bà mẹ trẻ thiếu kinh nghiệm
thường băn khoăn khi bé đã ăn đủ, ngủ đủ, nhưng vẫn quấy khóc chứng tỏ bé khó
chịu.
Kiểm tra bỉm cho thấy có thể bỉm
đặt lệch, bé tè ướt quần hoặc bỉm quá ẩm, bé khó chịu, thay bỉm mới sạch sẽ, bé
chơi đùa rất vui ngay. Khi thay tã, nên lau sạch vùng bẹn và mông bé bằng nước
ấm, để da trẻ khô mới mặc tã mới và không nên bôi “phấn rôm” vì các hạt phấn nhỏ
có thể bít lỗ chân lông bé, khiến bé không thoát được mồ hôi và bị kích ứng da.
Lựa chọn sản phầm bỉm, tã giấy
phù hợp, với bé cũng là một trong những yếu tố cùng bé lớn lên, vui vẻ và khoẻ
mạnh.
Chọn bỉm khéo: Vừa vặn, thấm
hút tốt, không độc hại
Bác sỹ Hoàng Anh Vinh, khoa cấp cứu Bệnh viện Nhi TW
hướng dẫn bố mẹ trẻ khi mua bỉm và tã giấy lưu ý các yêu cầu bỉm phải đạt độ
thấm hút tốt và thấm đều, vách chống trào tốt; miếng dán đạt độ bám dính tốt và
không tạo tiếng kêu to khi mở ra; bỉm có thiết kế vừa vặn với bé; chất liệu cấu
tạo màng đáy (mặt ngoài của bỉm) phải bền và thoáng khí.

Chất liệu sản xuất bỉm cũng rất quan trọng với chất lượng sản phẩm. Các sản phẩm 100% cotton bao giờ cũng tốt hơn sản phẩm có pha nilon. Ngày nay, các nhà sản xuất bổ sung hạt siêu thấm xenlulô, chất chống dị ứng, chất làm tăng độ mềm… cho bỉm.
Trong số này, bỉm Bosomi có tinh chất từ lá
ô liu nhằm hỗ trợ bé tránh tác động của nước tiểu, chống dị ứng. Đai thun ở lưng
bỉm Bosomi cũng rất bền và vừa vặn, cùng với miếng dán chắc chắn sẽ giúp bé
không bị lệch khi mặc bỉm, tránh tè ướt quần giữa đêm khuya và từ đó bé ngủ ngon
hơn.
Trên thị trường hiện đã
có sản phẩm bỉm Bosomi, nhập khẩu từ Hàn Quốc, đã được cơ quan kiểm tra
chất lượng Hàn Quốc xác nhận không nhiễm formaldehyde. Ngoài ra, Bosomi
cũng có vách ngăn chống trào 2 lớp và “chỉ đổi màu”. Trong trường hợp độ
ẩm của bỉm quá cao do bé “tè” nhiều, có thể làm ảnh hưởng đến sức khoẻ
của trẻ, chỉ sẽ đổi màu báo hiệu, giúp mẹ nhớ giờ thay bỉm cho bé.
- Vũ Chiến