Không dừng ở những hành vi “bạo lực” thông thường, bạo lực học đường bằng những hình thức khủng bố qua mạng Internet đang ngày càng phổ biến và tinh vi. Và khi công nghệ được sử dụng để làm tổn thương người khác, nhất là trong trường học, thì hậu quả thật vô cùng đáng sợ.
Những câu chuyện đau lòng
Câu chuyện xảy ra với Megan Meier, cô bé 13 tuổi ở bang Missouri- Mỹ treo cổ tự
tử vì bị “khủng bố” qua mạng Internet, khiến dư luận sửng sốt.
Qua trang mạng xã hội nổi tiếng MySpace, Megan kết bạn với một người mà cô nhầm
tưởng là một cậu bạn trai mới chuyển đến thành phố của mình. Hai người trao đổi
tin nhắn trong nhiều tuần cho đến khi cậu bạn kia đột nhiên gửi cho Megan một
loạt các tin nhắn xúc phạm, thậm chí còn đòi chấm dứt tình bạn với cô bé.
![]() |
Khi công nghệ được sử dụng để làm tổn thương người khác,hậu quả thật khó lường. (Ảnh: Internet) |
Sự thay đổi đột ngột này làm Megan bị sốc, ngỡ ngàng không hiểu mình đã làm gì
sai. Vốn mắc chứng trầm cảm, gánh nặng tâm lý và stress trở nên quá sức chịu
đựng của cô bé. Cuối cùng, cô bé đã tự vẫn chỉ 3 tuần trước sinh nhật lần thứ 14
của mình.
Hơn một tháng sau cái chết của Megan, gia đình cô bé phát hiện ra rằng “cậu bạn”
kia vốn không hề tồn tại mà là sản phẩm của một người lớn – mẹ một người bạn
từng có xích mích với Megan.
Vụ việc này đã làm bàng hoàng dư luận và khiến chính quyền bang Missouri thông qua một trong những đạo luật chống bắt nạt qua mạng nghiêm khắc nhất trên toàn nước Mỹ.
Không đến mức phải tự tử, nhưng một sinh viên Hàn Quốc đã phải nghỉ học, chuyển
trường và lẩn trốn chỉ vì những áp lực từ internet.
Tất cả bắt đầu từ một lần cô gái đi tàu cùng chú chó của mình và nó “bậy” xuống
sàn tàu. Do quá ngượng ngùng, cô gái từ chối dọn sạch “hậu quả”. Một hành khách
đã vô tư chụp lại bức ảnh rồi đưa nó lên mạng.
Trong suốt một vài tháng sau đó, bức ảnh này đã trở thành một hiện tượng trên
Internet và cô gái này đã phải chịu đựng sự chọc phá của nhiều người. Ai đó thậm
chí còn tìm ra cả tên và địa chỉ của cô gái.
Để thoát khỏi sự chọc phá, khủng bố của mọi người, cuối cùng cô đành xin thôi
học và lặng lẽ chuyển nhà.
Còn Kylie Kenney – một học sinh lớp tám ở Vermont đã đánh mất 2 năm trong đời
chỉ vì bị bạn bè cùng lớp bắt nạt qua mạng.
Khi đang học lớp 8, Kylie phát hiện ra một trang Web mang tên “Giết Kylie” được
lập với mục đích “cho mọi người thấy Kylie Kenney “ái” như thế nào”, đi kèm với
câu khẩu hiệu “Kylia phải chết”.
Một vài ngày sau, những tin nhắn hẹn hò ký tên Kylie được gửi đến những đồng đội
trong đội khúc côn cầu của cô bé.
Sợ hãi và xấu hổ, Kylie đã phải nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ tâm lý và phải
chuyển trường đến hai lần.
Không được yên nghỉ ngay cả khi đã chết.
Alexis Skye Pilkington – một cô gái 17 tuổi ở New York, vì một lý do còn chưa rõ, đã tự tử trong phòng ngủ của mình vào ngày 22 tháng 3 năm 2010.
Sự việc đáng buồn này đã gây nên tác động mạnh đến bạn bè của cô – những người đã lập nên một trang Facebook riêng để tưởng nhớ đến Alexis.
![]() |
Alexis Skye Pilkington- dù đã mất vẫn là nạn nhân của bạo lực học đường qua mạng. (Ảnh Personal) |
Nhưng bên cạnh những tin nhắn bày tỏ nỗi thương tiếc cô, có không ít những lời lẽ độc ác dành cho cô bé: “Cô ta rõ ràng là một con ngốc – một kẻ đã nhận được những gì mình xứng đáng. Hãy mừng là cô ta đã chết.”
Không cần phải nói là những dòng chữ này đã làm đau lòng bạn bè và người thân của Alexis như thế nào.
Một thống kê ở Mỹ cũng đưa ra những con số đáng báo động về tệ nạn bạo lực học
đường qua mạng:
1. Gần 35% trẻ em từng bị đe dọa qua mạng và với gần 20% trong số đó, chuyện này
xảy ra nhiều hơn một lần.
2. 58% thừa nhận từng nhận được những lời nói xúc phạm hoặc độc ác qua mạng. Với
40% trong số đó chuyện này xảy ra nhiều hơn một lần.
3. 75% đã từng vào những trang web bôi nhọ một học sinh khác
4. 4 trong số 5 học sinh trung học từng bị ăn cắp mật khẩu và bị người khác mạo
danh online.
5. 21% từng nhận được những email xúc phạm hay dọa nạt.
6. Những hậu quả về tâm lý của tệ bắt nạt trên mạng cũng tương tự như việc bắt
nạt ngoài đời thật, ngoại trừ việc với Internet, nạn nhân thường không có lối
thoát. Trường học kết thúc lúc 3 giờ chiều, trong khi mạng Internet thì luôn có
thể truy cập 24/7.
7. Tệ nạn này có xu hướng tăng dần trong những năm gần đây. So với năm 2000, số
học sinh thừa nhận mình đã từng là nạn nhân hoặc thủ phạm của những vụ bắt nạt
qua mạng đã tăng gấp đôi
- Quỳnh Anh (Dịch)