Lòng tốt bị lợi dụng
Hầu hết sinh viên là những người tốt bụng và thích giúp đỡ người khác, thế nên nhiều khi lòng tốt ấy lại bị lợi dụng và chủ nhân lại chuốc lấy những phiền toái về mình.
Chuyện spam trên yahoo không còn lạ với sinh viên, nhưng khi mang tính mạng của người khác ra làm trò đùa trên mạng thì đúng là quá đáng không còn gì để nói.
![]() |
Ảnh minh họa |
Đã từng hiến máu nên Hường biết mình cùng nhóm máu với người bạn đang bị nguy kịch kia. Ngay lập tức, Hường liên lạc với số điện thoại được ghi trong tin nhắn. Nhưng những gì mà Hường nhận được là một tràng quát tháo từ đầu dây bên kia.
Đến lúc này thì Hường mới hiểu mình là nạn nhân của một trò lố bịch qua mạng. Hỏi người bạn gửi tin nhắn đó thì người đó bảo là không tin, nhưng vẫn gửi vì “lòng trắc ẩn”.
“Từ đó, hễ thấy những tin nhắn như vậy thì mình xóa thẳng tay luôn, không cần đọc hết” - Hường nói.
Một hình thức nữa là có một số người lợi dụng danh nghĩa của các trung tâm bảo trợ tình thương, thậm chí là giả danh sư sãi nhà chùa đi bán tăm trục lợi.
Ngọc Hà (Đại học Công nghiệp Hà Nội) hễ thấy hội “bán tăm đường phố” là tránh xa. Bởi không chỉ lừa gạt trên đường phố, ở các cổng trường đại học mà họ còn vào tận dãy trọ của sinh viên. Hà kể, có lần có hai “sư cô” vào tận xóm trọ của Hà để bán tăm ủng hộ đồng bào bị lũ lụt, họ còn giảng về tình thương của người nhà Phật khiến cả xóm đều tin.
"Nhưng may mắn lúc đó bác chủ nhà xuống, hỏi vặn vài câu, không trả lời được nên họ đi mất. Sau đó, bác chủ còn cảnh báo là hai người đó đã lừa thành công một số khu trọ khác. Dặn bọn mình phải cẩn thận kẻo chúng vào “chôm đồ” - Hà nói.
Cả tin…như sinh viên
Sinh viên thường là những người có khả năng tài chính thấp nên thường chọn mua những đồ giá rẻ, hợp với túi tiền của mình, hơn nữa lại rất dễ tin người. Các đối tượng lừa đảo thường nắm bắt được tâm lý đó nên tung ra nhiều chiêu lừa nhằm vào sinh viên.
![]() |
Ảnh minh họa, nguồn Internet |
Nghe anh ta gạ gẫm, cậu chàng rất thích, vì sinh viên chuyên ngành báo chí nên nhu cầu dùng máy ảnh rất cao. Không phân vân gì, Chuẩn đưa cho anh ta 300 nghìn rồi hớn hở mang máy ảnh về khoe với bạn.
Cậu bạn sau khi xem qua thì lắc đầu bảo Chuẩn đó là đồ rởm, không sử dụng được. Chuẩn tức nghẹn họng nhưng chỉ biết trách mình dại. Đến giờ, cậu vẫn giữ lại cái máy ảnh... làm kỉ niệm - minh chứng của lần bị lừa “đau thương” đó.
Thùy Vân (Đại học Hà Nội) thì may mắn hơn. Đang đi mua đồ ở chợ Xanh, có người đến hỏi có mua máy ảnh không thì chị ta bán rẻ cho. Chị ta ba hoa, vì cần tiền mua thuốc cho con nên chỉ bán cái máy Canon “10 chấm” với giá 600 nghìn.
Đúng lúc ấy có 1 người đàn ông đứng bên cạnh hỏi mua. Thấy rẻ, lại sợ người ta mua mất nên Vân gọi điện ngay cho bạn ở gần đấy để vay tiền “mua nhanh kẻo người ta đổi ý”. Nhưng sau khi nghe bạn cảnh báo cẩn thận kẻo mua phải đồ gian, thì Vân hỏi lại: “Đồ này chị lấy ở đâu mà sao bán rẻ thế?”. Chị ta sẵng giọng: “Mua thì mua, không thì thôi, hỏi lắm thế”, sau đó lẩn mất trong đám đông.
Nhiều sinh viên khách lại bị mắc lừa theo cách đơn giản chỉ vì tâm lý tò mò.
Lê Văn (Cao đẳng Sư phạm Trung ương) nhận được tin nhắn từ thuê bao lạ với nội dung "Bạn đã được một người tặng quà qua mạng di động, soạn tin XU gửi 87.. để nhận quà tặng về". Háo hức lẫn tò mò, Văn làm theo chỉ dẫn của tin nhắn. Nhưng chờ mãi mà không thấy hồi âm gì, Văn kiểm tra tài khoản điện thoại thì bị trừ mất 15 nghìn.
Gọi điện đến số kia lần thứ nhất không bắt máy, lần thứ hai thì thuê bao “thủ phạm” đã nằm ngoài vùng phủ sóng. Gọi điện đến tổng đài thắc mắc thì được giải thích là do đã gửi tin nhắn cho số 87.. kia và kèm theo lời cảnh báo lần sau chỉ nên tin vào số chính thức của tổng đài.
Trong một lần lướt web, Đỗ Luân (TC cảnh sát nhân dân I) nhận được 1 tin nhắn spam trên yahoo hướng dẫn cách hack tiền thẻ cào di động. Nick name kia tự xưng là sinh viên năm 4 của Đại học FPT, biết được lỗ hổng trong quản lý thẻ cào của Viettel nên giúp người dùng di động có thể hack tiền.
Thấy hay hay, sẵn có điện thoại, Luân làm theo 5 bước hướng dẫn của nick name kia với suy nghĩ "biết đâu lại được vì thấy chỉ dẫn rất bài bản, rất cụ thể". Được thì chưa thấy đâu, khi kiểm tra tài khoản điện thoại thì cậu bị trừ mất 50 nghìn.
“Mất tiền được kinh nghiệm”Chị Trần Bích Nga - Giảng viên khoa Tâm lý giáo dục (Học viện Báo chí tuyên truyền) cho biết, sở dĩ sinh viên thường là mục tiêu của kẻ gian bởi chúng vừa có tiểu xảo thực hiện hành vi lừa đảo lại vừa nắm bắt rõ tâm lý của nạn nhân.
Chúng hay nhằm vào những sinh viên năm nhất, sinh viên tỉnh lẻ mới lên thành phố nhập học, kinh nghiệm còn chưa có để lừa, những sản phẩm của quá trình giáo dục trong nhà trường thường dễ tin người, thụ động, chỉ biết đến sách vở và ít có kinh nghiệm sống bởi chưa được “va vấp” nhiều với cuộc sống.
Theo chị Nga, sinh viên còn quá ít kĩ năng sống, mà những kĩ năng đó thì không có sách vở hay nhà trường nào dạy, tức là phải gia nhập cuộc sống một cách trực tiếp thì mới có thể trang bị được cho mình, nhất là kĩ năng đối phó, xử lý các tình huống và nâng cao tinh thần cảnh giác để không bị mắc lừa và có thể tự mình đối phó với những trường hợp trên.
Chính chị Nga khi tham gia giảng dạy ở Trường Đại học VH cũng đã được các bạn sinh viên kể về chuyện có kẻ tự xưng là cán bộ Đoàn trường, mặc áo xanh tình nguyện đi vào lớp tuyên truyền các bạn mua bút ủng hộ trẻ em nghèo khuyết tật. Hôm đó, lớp học đã chi ra 400 nghìn để mua 80 chiếc bút với giá 5 nghìn/chiếc.
Cũng trong chính buổi học, chị Nga đã cho cả lớp kể những hình thức lừa đảo tương tự để sinh viên thảo luận, qua đó cảnh báo nhằm nâng cao kĩ năng sống cho học trò của mình.
“Mất tiền được kinh nghiệm” - Lê Chuẩn sau lần bị mắc lừa đã đưa ra lời cảnh báo cho các bạn sinh viên không nên thấy đồ rẻ mà ham. Bởi nếu đó là đồ tốt dùng được thì đó là đồ gian. Còn không thì các bạn mất tiền chỉ để mua về thứ đồ chơi không dùng được.
Các bạn sinh viên cũng đừng vì ngại ngùng hay xấu hổ bởi đã từng bị lừa mà không báo với dân phòng, công an nơi mình cư trú để có thể theo dõi các đối tượng hay lừa đảo, hay cảnh báo cho bạn bè mình biết, vì im lặng vô tình đã tạo “đất sống” cho kẻ gian và sinh viên còn bị “móc túi” nhiều nhiều.
Hoàng Phương