Cứ 5 người già nghỉ hưu thì có 1 người đi làm trở lại - tỷ lệ cao nhất trong khối các nước phát triển. Mặc dù tuổi nghỉ hưu của người Nhật là 60 nhưng có đến hơn 5,7 triệu người vẫn tiếp tục làm việc ở độ tuổi quá 65. Họ làm việc có thể vì nỗi lo tài chính hoặc cũng có thể chỉ vì họ không muốn ở nhà với một cuộc sống quá nhàn rỗi và tẻ nhạt ở tuổi xế chiều. 

Về hưu cách đây 3 năm, ông Hirofumi Mishima ngay sau đó đã nhanh chóng nộp hồ sơ xin việc tại khắp các trung tâm việc làm ở Tokyo với mong muốn có thể lại được đi làm. Trước đó, công việc của ông là phân tích khí ga công nghiệp với mức lương 77.000 USD/năm. 69 tuổi, giờ đây ông Mishima đảm nhiệm một công việc mới. Thức dậy vào 4 giờ sáng và bắt đẩu một ca làm việc 8 tiếng rưỡi với vị trí giám sát việc cung cấp khí hydrogen cho xe bus.

Đàn ông Nhật bản rời thị trường lao động ở độ tuổi trung bình là 70 và phụ nữ là 67. 

Thời gian di chuyển trên xe mỗi ngày đã tăng từ 3 tiếng đến 4 tiếng mặc dù số tiền ông kiếm được đã giảm đi hơn 1/3 so với trước đó. “Có một công việc thường xuyên là một điều ý nghĩa nhất với tôi lúc này. Tôi làm việc để duy trì sức khỏe. Tôi thấy rất vui vì làm việc khiến tôi năng động và tháo vát hơn nhiều khi tuổi già”

Mặc dù độ tuổi nghỉ hưu của người Nhật là 60 nhưng có đến hơn 5,7 triệu người vẫn tiếp tục làm việc ở độ tuổi quá 65. Họ làm việc có thể vì nỗi lo tài chính sau khi nghỉ hưu hoặc cũng có thể chỉ vì họ không muốn ở nhà với một cuộc sống quá nhàn rỗi và tẻ nhạt ở tuổi xế chiều. 

Những công ty tư nhân có thể buộc người lao động nghỉ hưu ở độ tuổi 60 nếu muốn. Chính vì thế họ thường chấp nhận mức lương thấp hơn để tiếp tục làm việc. Chỉ trong trường hợp không còn đủ tiêu chuẩn đáp ứng công việc họ mới tính đến việc nhận trợ cấp của chính phủ.

Dân số thế giới đang già đi nhưng Nhật Bản lại là quốc gia có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới (83 tuổi) trong khi tỷ lệ sinh lại thấp nhất (1,4 trẻ/ 1 phụ nữ). Và do đó, thị trường lao động của nước này cũng đang phải đối mặt với nguy cơ thiếu thốn. 

Theo thống kê của tổ chức, Statistics Bureau, Tokyo, cứ 5 người già nghỉ hưu thì có 1 người đi làm trở lại. Đây được cho là tỷ lệ cao nhất trong khối các nước phát triển.

Nhật Bản cũng đang phải vật lộn với tỷ lệ nợ công cao nhất thế giới. Theo thống kế của hãng tin Bloomberg, chính phủ Nhật Bản nợ 11,5 ngàn tỷ USD, tương đương 91.911 USD/mỗi người dân. 

Theo chuyên gia kinh tế Martin Schulz  tại viện nghiên cứu Fujitsu, Tokyo, nguyên nhân chủ yếu là chính phủ nước này tự tin thái quá trong việc chi dùng các khoản hưu trí vào những năm 1970. Vấn đề nợ mới chỉ bắt đầu. Theo dữ liệu chính thức của chính phủ, ước tính, chi phí phúc lợi xã hội của Nhật Bản sẽ tăng 36% lên mức 1,9 ngàn tỷ USD đến năm 2050, tương đương 24% GDP cả nước.

Một trong những giải pháp đã được chính phủ tính tới là tăng dần độ tuổi nghỉ hưu từ 61 tuổi năm 2013 đến 65 năm 2025. 

Cũng không có gì ngạc nhiên khi nhiều lãnh đạo doanh nghiệp phản đối kế hoạch này của chính phủ. Komatsu, nhà sản xuất thiết bị xây dựng lớn thứ hai thế giới đã tuyển dụng lại 90% lao động nghỉ hưu với mức lương giảm 40%. Kunio Noji, 65 tuổi, CEO của tập đoàn này cho biết, “Tôi rất vui khi giữ lại những lao động này nhưng tôi không nghĩ là nhiều người trong số họ có đủ sức khỏe để cáng đáng công việc”.

Yasuchika Hasegawa, 66 tuổi CEO tập đoàn sản xuất dược phẩm hàng đầu châu Á Takeda Pharmaceutical, và cũng là chủ tịch của hiệp hội các nhà điều hành doanh nghiệp Nhật Bản cho biết, chính phủ không nên ra luật để bắt buộc các doanh nghiệp phải tuyển dụng lại những lao động già. 

Theo một báo cáo của tổ chức hợp tác và phá triển kinh tế  OECD năm 2011, đàn ông Nhật bản rời thị trường lao động ở độ tuổi trung bình là 70 và phụ nữ là 67. 

“Trợ cấp hưu trí không thế mang lại cuộc sống thoải mái”, ông Kazuyoshi Hirota, 69 tuổi cho biết. Ông làm việc 24 giờ/tuần với vị trí điều hành và chăm sóc tòa nhà trung cư tại trung tâm thành phố Tokyo.

Ông Hirota từng làm nhân viên an ninh tại Asahi Group Holdings và nghỉ hưu cách đây 7 năm. Vợ của ông năm nay 70 tuổi cũng đang làm nhân viên lau dọn. Ông nói: “chúng tôi làm việc không hẳn chỉ vì tiền. Cuộc sống sẽ thật buồn tẻ nếu thiếu công việc”.

Thái Anh (Theo Businessweek)