Hưởng ứng phong
trào thi đua "xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực", học sinh 3 trường THCS ở Hà Nội tụ hội trong chương trình giao lưu các câu lạc bộ yêu thích dân ca, trình diễn nhiều tiết mục đặc
sắc.
Hưởng ứng phong
trào thi đua "xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực", học
sinh 3 trường THCS ở Hà Nội tụ hội trong chương trình giao lưu các câu
lạc bộ yêu thích dân ca, trình diễn nhiều tiết mục đặc
sắc.
Chiều 15/12/2010 tại trường THCS Tô Hoàng (Hà Nội),
học sinh 3 trường THCS Khương Thượng, Tô Hoàng, Văn Khê cùng nhau thể hiện những
tiết mục dân ca đặc sắc.
TS. Trần Đình Châu. Vụ trưởng, Giám đốc
dự án THCS II, Ủy viên thường trực Ban chỉ đạo dự án phát biểu khai
mạc chương trình.
12 tiết mục múa và hát dân ca 3 miền
đặc sắc do các em trình bày khiến người xem có cảm giác đang xem một buổi diễn
chuyên nghiệp. Trong khi buổi giao lưu văn nghệ này là một hoạt động của Ban chỉ
đạo “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” chỉ đạo các trường tiến
hành nhằm giới thiệu mô hình một số CLB dân ca tiêu biểu của các trường THCS.
Một tiết mục độc đáo của học sinh trường THCS Khương Thượng.
Phát biểu khai mạc tại buổi giao lưu, Ủy viên Thường trực Ban chỉ đạo phong trào
thi đua đã khẳng định: “Có nhiều cách đưa dân ca vào trường THCS, trong đó CLB
dân ca có thể coi là hình thức hiệu quả nhất. Bởi chỉ trong môi trường CLB
trường học, HS mới có điều kiện đến với dân ca bằng niềm đam mê, yêu thích thực
sự, được cảm thụ, thưởng thức biểu diễn và quảng bá dân ca. HS được chủ động
sáng tạo, tự điều hành các họat động của mình dưới sự giúp đỡ của các thầy cô.
Qua đó, các em có thêm nguồn nuôi dưỡng tâm hồn, tư tưởng và tình cảm từ dân ca,
nguồn tài sản tinh thần vô giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam".
Tiết mục học sinh THCS trình bày khiến người xem có cảm giác đang xem một buổi
diễn chuyên nghiệp.
Theo đánh giá của Hiệu trưởng trường THCS Tô Hoàng, việc đưa dân ca vào trường
THCS là một trong những chương trình nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo
dục, góp phần bảo tồn và phát huy dân ca các vùng miền , phát triển năng khiếu
âm nhạc của HS, hỗ trợ và tăng cường hiệu quả giảng dạy môn âm nhạc trong các
giờ chính khóa. Chương trình cũng nhằm giúp HS cảm nhận vẻ đẹp của văn hóa dân
tộc, thêm yêu quý dân ca, trên cơ sở đó định hướng thị hiếu thưởng thức âm nhạc
của các em.
Phát biểu tại cuộc giao lưu, Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa đã biểu dương sự tham
gia rất hào hứng và tích cực của các em học sinh dưới sự dìu dắt của các thầy cô
giáo và tin tưởng mô hình CLB dân ca trong trường học sẽ được nhân rộng; hoạt
động của các CLB sẽ phong phú và có chiều sâu hơn. Nhờ vậy, chương trình đạt mục
tiêu nuôi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước của các em thông qua những giai
điệu dân ca đẹp và góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh.
Sau hơn 2 năm triển khai
phong trào thi đua “Xây dựng Trường học thân thiện, học sinh tích cực",
Dự án THCS II đã phối hợp cùng trường Đại học Sư phạm Nghệ Thuật TƯ tổ
chức nhiều cuộc hội thảo và sưu tầm để thực hiện biên soạn tập Dân ca
Việt Nam dùng trong các trường THCS trên toàn quốc.
Tuyển tập Dân ca Việt Nam là tập hợp 75 bài hát dân ca được tuyển chọn
và thẩm định từ kho tàng giai điệu của nhiều vùng miền bao gồm: dân ca
Trung du và châu thổ Bắc Bộ, dân ca các dân tộc miền núi phía Bắc, dân
ca Trung bộ, dân ca Tây Nguyên, dân ca Nam bộ và dân ca Khơ me Nam bộ.
Tuyển tập có nhiều bài dân ca 3 miền quen thuộc như Cây trúc xinh, Lý
ngựa ô, Hò kéo gỗ, và cả các tác phẩm chưa phổ biến, được ghi âm và
phỏng dịch như dân ca Hà Nhì, Nùng, Giáy, ....