Nhờ một hệ thống mở, có thể kết nối tất cả các thiết bị trên thị trường, một tòa
nhà đã tận dụng được bãi giữ xe rộng lớn để lấy năng lượng mặt trời cung cấp cho
mình. Trong khi nhiều công trình được gọi là "xanh" khác lại ‘bó tay’ trước
nhiệm vụ tái tạo năng lượng.
![]() |
Ông Đồng Mai Lâm |
Dưới đây là chia sẻ của ông Đồng Mai Lâm - Phó Tổng Giám đốc, phụ trách Bộ phận
giải pháp toà nhà của Schneider Electric VN về các giải pháp hệ thống quản lý
toà nhà hướng đến mục tiêu kép: “toà nhà xanh” và sử dụng năng lượng tiết kiệm,
hiệu quả.
- Ông có thể cho biết một toà nhà sẽ được gọi là “tòa nhà xanh” khi hội đủ
các yếu tố nào?
Điều đầu tiên là tòa nhà đó phải có Hệ thống quản lý toà nhà gắn liền với tiêu
chuẩn tòa nhà xanh, vì nó là hệ thống quản lý năng lượng trung tâm. Một tòa nhà
để được đánh giá xanh thì phải có một tổ chức độc lập kiểm toán và đánh giá
chứng chỉ xanh, chứ không thể tự công bố.
Trên thế giới, tiêu chí đánh giá tòa nhà xanh phân ra rất nhiều mục, mỗi mục đó
có thang điểm cụ thể để cho ra kết quả đánh giá cuối cùng. Cụ thể như mức năng
lượng sử dụng cho từng mét vuông, hệ thống chiếu sáng, hệ thống lạnh, hệ thống
thông gió, bao nhiêu % là bóng đèn thường, bao nhiêu là bóng compact, bao nhiêu
là ánh sáng tự nhiên. Tựu chung phải đạt được mục tiêu ‘sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả. Trụ sở Schneider Electric (tòa nhà Le Hive) ở Pháp hiện nay là
tòa nhà đầu tiên trên thế giới đạt chứng chỉ ISO 14001, HQE Exploitation và NF
EN16001 về bảo vệ môi trường và tòa nhà xanh.
Tiếp theo đó hàng loạt quyết định của Chính Phủ và thông tư hướng dẫn của Bộ Xây
dựng được ban hành nhằm hướng doanh nghiệp nhất là các chủ đầu tư toà nhà (trung
tâm thương mại, toà nhà văn phòng, bệnh viện, khách sạn, siêu thị…) tìm ra các
giải pháp vận hành toà nhà để đạt được mục tiêu kép là “toà nhà xanh” và sử dụng
năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
![]() |
|
- Có ý kiến cho rằng, tại Việt Nam các chủ đầu tư đều chỉ chú ý đến vấn đề
vận hành thế nào để tòa nhà hoạt động ổn định nhất, còn lại các yếu tố khác như
vấn đề năng lượng thì không phải chủ đầu tư nào cũng chú ý đến, ông nghĩ sao về
điều này?
Thực tế đúng là như vậy! Trước đây chưa nhiều chủ đầu tư thật sự quan tâm và
xem trọng vấn đề năng lượng khi vận hành toà nhà. Có thể họ cũng muốn tiết kiệm
năng lượng, cũng muốn biết đưa ra mức chi phí năng lượng như thế nào cho tốt,
nhưng khi hỏi chủ đầu tư một tháng họ trả bao nhiêu tiền điện trong tòa nhà, một
tháng dùng hết bao nhiêu Kw điện chưa chắc họ đã nắm được cụ thể. Có thể một
phần là do giá điện Việt Nam trước đây thấp so với khu vực nhưng với tình hình
giá điện đang càng tăng, đây đã trở thành một vấn đề cần quan tâm hơn để sử dụng
năng lượng điện có hiệu quả.
Để nâng cao quản lý, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Chính phủ đã ban hành Nghị định 102/2003/NĐ-CP trong đó có chương đề cập đến vấn đề sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các công trình xây dựng. |
Điểm đáng mừng là gần đây khi tiếp xúc với các chủ đầu tư lớn và tâm huyết,
chúng tôi thấy họ bắt đầu thật sự quan tâm về hệ thống quản lý tòa nhà nhờ ưu
điểm là giúp tiết kiệm năng lượng. Họ không còn quá nặng nề về yếu tố tổng chi
phí đầu tư mà chú trọng về vòng đời sản phẩm và chi phí khi vận hành toà nhà với
năng lượng tái tạo, thân thiện với môi trường. Một trong số đó là dự án tại siêu
thị Big C ở Dĩ An mà Schneider Electric đã thực hiện. Siêu thị này tận dụng bãi
giữ xe rộng lớn để lấy năng lượng mặt trời cung cấp cho tòa nhà. Đây là một ví
dụ rất cụ thể cho thấy nhu cầu về năng lượng tái tạo đang ngày càng được xem
trọng.
- Các giải pháp về hệ thống quản lý toà nhà từ Schneider Electric có những ưu
điểm gì nổi trội?
Với thực tế là ngày càng nhiều tòa nhà đang vận hành được nâng cấp thì khó khăn
là ở việc các thiết bị hiện có trong toà nhà đó thường theo nhiều tiêu chuẩn kết
nối khác nhau. Hệ thống SmartStruxure của Schneider Electric giới thiệu là hệ
thống mở, có thể kết nối tất cả các thiết bị trên thị trường, dùng những chuẩn
giao thức phổ biến nhất trên thị trường hiện nay: modbus, lonbus, BACnet.
Thiết kế mới nhỏ gọn theo kiểu module rất dễ mở rộng trong tương lai, và thi
công lắp đặt cực kỳ đơn giản, giống như đóng mở một cái module vì nó đã đi dây
sẵn bên trong. Về mặt kích thước thì chỉ bằng 2/3 kích thước truyền thống, ví dụ
thiết bị tủ điện cũng nhỏ lại để tiết kiệm chi phí.
![]() |
|
Các dòng sản phẩm của Schneider Electric rất đa dạng, giải pháp này cung cấp từ
cấp cao đến cấp thấp, nhưng tiết kiệm năng lượng thì phân khúc nào cũng có nhu
cầu tùy thuộc vào khả năng tài chính. Nhà đầu tư có thể đầu tư vào một mức hợp
lý nào đó theo phân khúc thị trường, vì bài toán về năng lượng là bài toán cho
tất cả mọi người. Ngoài ra, trong các tư vấn của mình, chúng tôi luôn khuyến
khích các khách hàng có thể đầu tư theo giai đoạn với chi phí phù hợp với khả
năng, đó là điểm mấu chốt để giải quyết bài toán chi phí đầu tư ban đầu.
- Xin cảm ơn ông!
Hoành Vinh (thực hiện