Giữa bối cảnh có tranh chấp căng thẳng với các nước láng giềng ở Biển Đông,
Trung Quốc đã hạ thủy con tàu tuần tra lớn nhất và “hiện đại nhất” mà họ gọi là
một phần trong các nỗ lực để khẳng định “chủ quyền hàng hải”.
Con tàu mang tên Hải tuần 01 hạ thủy ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc hôm cuối tuần. Đây sẽ
là con tàu tuần tra đầu tiên có khả năng đảm nhận cả sứ mệnh giám sát hàng hải
và cứu hộ, cơ quan quản lý con tàu là Cục Hàng hải Thượng Hải (SMB) cho biết.
"Nó là một phần của những nỗ lực tăng tốc mà Trung Quốc thực hiện để bảo vệ chủ
quyền hàng hải cũng như nâng cao hiệu quả cứu hộ ở vùng ven biển”, tờ Nhật báo
Trung Quốc cho biết.
![]() |
Tàu Hải tuần 01. Ảnh: THX |
Con tàu nặng 5.418 tấn có thể lai dắt hoặc cứu hỏa các tàu khác, có tốc độ 37km/h đạt hải trình tối đa 18.520 mà không cần tiếp nhiên liệu. Máy bay trực thăng có thể cất/hạ cánh trên tàu này để tiếp nhiên liệu hoặc tìm kiếm cứu hộ.
"Động thái mới gửi đi tín hiệu mạnh mẽ với thế giới bên ngoài rằng, Trung Quốc đang nỗ lực thực hiện giám sát nhiều hơn trên vùng biển của mình”, Lôi Hùng, một chuyên gia chính sách hàng hải tại ĐH Thượng Hải cho biết. Theo vị này, động thái mới cũng cho thấy Trung Quốc đang hành động để bảo vệ “quyền hợp pháp” khi số lượng các vụ tranh chấp hàng hải với các nước khác tăng mạnh gần đây. "Trong quá khứ, hạm đội tuần tra, giám sát đại dương chủ yếu là các tàu cũ nhưng giờ đây chúng ta đang thấy ngày càng có nhiều tàu mới hiện đại được xây dựng và đưa vào sử dụng”, Lôi nhấn mạnh.
Việc hạ thủy tàu mới diễn ra chỉ ít tuần khi Trung Quốc thực hiện hàng loạt quyết định mang tính thách thức và ngang nhiên ở khu vực tranh chấp Biển Đông như thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” ở hòn đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam. Bắc Kinh còn thiết lập một đơn vị đồn trú ở đây.
Hàng loạt các nước trong khu vực và bên ngoài đã bày tỏ sự quan ngại về những hành động đơn phương của Trung Quốc ở Biển Đông. Việt Nam và Philippines phản đối mạnh mẽ quyết định của nước này trong việc lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” cũng như đơn vị đồn trú tại đây. Báo chí Nhật Bản mới đây cho biết Sách trắng Quốc phòng năm nay của nước này tố cáo Trung Quốc uy hiếp thế giới. Mạng tin Yomiuri của Nhật đã lên tiếng thúc giục Trung Quốc kiềm chế các hành động đơn phương và làm dịu căng thẳng trong khu vực.
Một số thượng nghị sĩ Mỹ thì đưa ra nghị quyết về Biển Đông "thúc giục mạnh mẽ tất cả các bên cần thông qua bộ quy tắc ứng xử, phù hợp với những cam kết trong tuyên bố ứng xử, thể hiện sự kiềm chế trong việc tiến hành các hoạt động có thể làm phức tạp hay leo thang tranh chấp, kiềm chế các hoạt động trên các đảo, vỉa đá, bãi cạn...không có người ở và giải quyết bất đồng một cách xây dựng”. Thượng nghị sĩ Jim Webb khẳng định, việc Trung Quốc lập “Tam Sa” là “gây hấn và vi phạm luật pháp quốc tế”.
Liên quan tới việc Trung Quốc về việc lập đơn vị đồn trú quân sự trên một hòn đảo tại khu vực tranh chấp Biển Đông, Washington đã bày tỏ sự quan ngại và chỉ trích kế hoạch này. Một số thượng nghị sĩ coi động thái của Bắc Kinh là khiêu khích và có thể vi phạm luật pháp quốc tế. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland nói Mỹ thúc giục tất cả các nước trong khu vực làm việc về một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông..
Thái An (tổng hợp)
Trung-Đài cùng khai thác đảo Ba Bình của Việt Nam?
Một cựu chính khách quốc dân đảng Đài Loan kêu gọi Trung Quốc và Đài
Loan “bắt tay nhau” chiếm giữ đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Vì sao Trung Quốc 'ngang nhiên' ở Biển Đông?
Những diễn biến gần đây ở khu vực tranh chấp Biển Đông cho
thấy Trung Quốc đang theo đuổi một “chuỗi phản ứng quyết liệt” trong cách tiếp cận
ở vùng biển này.
TQ ngang ngược đánh bắt cá ở Trường Sa
Bất chấp sự phản đối của Việt Nam, đội tàu gồm 30 tàu đánh
cá từ tỉnh Hải Nam của Trung Quốc ngang nhiên lên kế hoạch đánh bắt cá
gần Bãi đá Chữ thập của Việt Nam từ đêm 16/7.
TQ dùng chiến lược 'nghìn vết cắt' ở Biển Đông
Cùng lúc, Trung Quốc tăng cường hoạt động ở mọi mặt trận từ dân sự tới
quân sự; từ trị sự hành chính tới ngoại giao để “bọc lót” cho những lý
lẽ lịch sử mơ hồ cho các yêu sách chủ quyền ở Biển Đông.
Báo Nhật: Căng thẳng Biển Đông đến hồi báo động
Theo mạng tin Yomiuri số ra ngày 27/7, Nhật Bản đã lên tiếng thúc giục
Trung Quốc kiềm chế các hành động đơn phương và làm dịu căng thẳng thông
qua đối thoại với Việt Nam.
|