Cận cảnh lò luyện thi cấp tốc
Chỉ còn gần một tháng nữa là bước vào lò luyện thi đại học, song nhiều sỹ tử đã không thể kiên định đến cùng với quyết định tự ôn tập một cách khoa học tại nhà.
|
Nhiều sỹ tử đã khăn gói lên HN luyện thi từ bây giờ. |
![]() |
Lăn tăn chọn lớp học tại trung tâm luyện thi |
8h 15p sáng tại lớp ôn thi cấp tốc môn Hóa của trung tâm luyện thi thầy D – ĐH Sư phạm Hà Nội.
Mặc dù các chỗ ngồi đã chật cứng, và giờ học cũng đã bắt đầu từ
lúc 7h nhưng liên tục những học sinh mới, học sinh đi muộn vẫn lục tục kéo vào
lớp tự tìm chỗ, xếp chỗ. 15,000đ/ buổi học kiểu “đại trà” như thế này là mức giá
“bình dân” cho các em lựa chọn.
Nguyễn Hồng Minh – HS trường THPT Vân Nội – Hà Nội chia sẻ: “Ngồi ở phòng này
còn có chỗ, có quạt, bạn bè em đi ôn có khi còn không có quạt, không có chỗ mà
ngồi”.
![]() |
Lớp quá đông, học sinh phải xếp ghế ngồi học ngoài hành lang |
Trung tâm này có riêng một phòng tư vấn kiêm phòng làm thủ tục đăng kí , lúc nào cũng đông khách. Nắm được nhu cầu của học sinh, trung tâm đưa ra nhiều hình thức luyện thi: Lớp tổng ôn 1 triệu ba trăm nghìn/ khóa/ một tháng, lớp học riêng từng môn 15,000 đ – 20,000 đ/ buổi/ một môn…
Trong một lớp tổng ôn, PV kinh ngạc trước cảnh hơn năm trăm học sinh ríu rít chen nhau ngồi học. Theo “quảng cáo”, mỗi lớp như thế này có không quá ba trăm người. Vậy mà vào học rồi, số người đã tăng lên gần gấp đôi, bất chấp học sinh thắc mắc.
Bàn ghế kê san sát, không có nổi một lối đi. Nhiều em không có chỗ, đành phải
xếp ghế ngồi ngoài cửa, hay kê thêm bàn để học từ bên ngoài… hành lang. Từ cuối
lớp nhìn lên, học sinh chỉ có thể nhìn thấy nhấp nhô bóng thầy. Trên đầu các em,
mười hai chiếc quạt trần chạy hết công suất nhưng sức nóng chỉ có tăng chứ không
giảm.
Sỹ tử “cày” chữ hay “tử sỹ” đốt thời gian
Vất vả là thế, nhưng không phải ai đến các lớp cấp tốc như thế này cũng chuyên tâm học hành. Nhiều em học sinh từ nhiều nơi, các huyện ngoại thành Hà Nội, từ các tỉnh vùng cao xuống thuê trọ để ôn luyện miệt mài, song cũng có những em sáng sáng đến lớp rồi uể oài ngồi… chờ hết giờ.
Túm tụm một nhóm ngồi ngoài hành lang nghe tiếng thấy vọng ra câu được câu mất, nhóm mấy cô cậu học trò trường THPT Đan Phượng thoải mái nói cười, trêu chọc nhau. Hoàng – cậu học sinh mướt mải mồ hôi vừa tu ừng ực chai C2 vừa vô tư giải thích: “Em đi xe từ nhà lên đây mất gần 45 phút, phải nghỉ ngơi tí mới học được chị ạ!”.
Hoàng không vở ghi, chỉ có chỏng chơ chiếc bút chì và một trang giấy nháp trước mặt. Cậu cười hì hì phân bua: “Ngồi ngoài này thì ghi được gì??”
Không ít học sinh đi luyện thi cũng chung “phong cách” của Hoàng. Đến lớp, tìm
được chỗ ngồi tử tế nhưng rồi lại ngủ gục hoặc mê say ngồi tán chuyện đợi hết
giờ. Cá biệt, có không ít cặp đôi học trò cùng đăng kí luyện thi để được “gần
nhau”.
Ngồi học nhưng chỉ chăm chăm thủ thỉ tâm tình, có lúc còn gục đầu vào nhau cười
rúc rích, mặc kệ những ánh mắt khó hiểu và khó chịu xung quanh.
![]() |
“Gục” hàng loạt trong một lớp luyện thi cấp tốc |
Dũng cho biết, ngoài việc học tại “lò” này, em còn đang ôn luyện hai lớp ở quê, một lớp Toán, một lớp Hóa. Chỉ còn ít tuần nữa là thi nên lịch học của Dũng kín mít.
Một tuần hai buổi, mỗi buổi học từ 7h30 – 11h30, Dũng và bạn bè vẫn chuyên cần đến lớp học cấp tốc. Thời gian ôn thi cứ mỗi ngày ngắn lại, áp lực thì tăng cao. Nhưng không ai, ngay cả bản thân các em dám đảm bảo mức chuyên tâm học hành và hiệu quả của bốn tiếng “vật vã” luyện trong “lò” cấp tốc.
Luyện chui” và những chuyện cười ra nước mắt
Trinh Văn Việt – quê Thiệu Hóa – Thanh Hóa đang ôn thi vào ĐH Giao Thông Vận Tải. Năm trước, em thiếu đúng một điểm để vào trường, nên đã quyết tâm ở lại Hà Nội ôn luyện. Một năm cần mẫn đèn sách, Việt đã trải qua đủ tình huống dở khóc, dở cười tại trung tâm luyện thi đại học.
“Lúc đầu em luyện thi ở trung tâm ĐHSP, nhưng lớp đông quá, lại hay bị cắt xén thời gian, học phí cũng cao hơn ở đây nên chỉ học một buổi rồi nghỉ” – Việt kể.
Sau đó, em đăng kí lớp học ở trung tâm khác, điều kiện lớp tuy sơ sài hơn, nhưng giá rẻ hơn, thầy dạy cũng nhiệt tình, và đặc biệt là có cách học “chui” rất khả thi.
“Cũng là bất đắc dĩ thôi chị ạ. Với lại, lớp bao nhiêu người, người đi học mà không học, lãng phí ra. Thêm một vài đứa như em cũng chẳng ảnh hưởng gì” – Việt cười hì hì, vô tư nói.
![]() |
Nhiều “đôi” học trò tranh thủ tâm tình trong lớp luyện thi |
“Ban đầu chúng em cũng chỉ dám đứng ngoài nghe thôi. Kiến thức thì mình tự ôn,
muốn đến xem thầy dạy cách trình bày, phương pháp giải bài tập. Em cũng quen
được vài đứa trong lớp, hứa cho mượn vở chép bài nên cũng chỉ cần vậy thôi.
Nhưng thầy hình như phát hiện ra, lại thương chúng em nên gọi vào lớp. Vậy là
những buổi sau, chúng em yên tâm “lách luật”. Chỉ cần ngồi một chỗ bên dưới là
được rồi” – Việt tâm sự.
Việt kể, có lần nhóm của em bị bà soát vé “tóm gọn”, té tát mắng cho một trận. Mấy đứa ngại quá, có thằng đã rơm rớm nước mắt thì thầy giáo chạy xuống “can” và xin cho. Sau buổi ấy, cả bọn “xin cạch”, họa hoằn lắm mới mon men đến lớp…
- Minh Tâm