Người trẻ tháo chạy khỏi Hà Nội, tỷ phú tuổi đôi mươi xuất thân từ trại giam, đám cưới chỉ tốn 1 đô la, vừa tự tử vừa viết blog tường thuật trực tiếp...là những câu chuyện có thật nhưng khó tin nhất về thế giới trẻ năm 2011.

Giới trẻ tháo chạy khỏi Hà Nội


Trong khi rất nhiều người trẻ tìm mọi cách để "bám trụ lại thành phố" thì một số cư dân mạng, gồm cả thanh niên ngoại tỉnh và người Hà Nội gốc, lập Hội những những bạn trẻ phát cuồng muốn rời xa Hà Nội.

Tốt nghiệp đại học, Lê Tuyết Mai rời Hà Nội về huyện miền núi Anh Sơn (Nghệ An) bắt đầu cuộc sống mới. Bạn bè khá bất ngờ vì Mai là người nhanh nhẹn, sôi nổi, thích ứng nhanh với cuộc sống đô thị. “Hà Nội tiện lợi, bước chân ra khỏi nhà là có đầy đủ dịch vụ nhưng Hà Nội cũng xô bồ, bon chen khiến tôi luôn mệt mỏi. Không gì sướng bằng sống ở quê, khí hậu trong lành hơn, con người thân thiện hơn”, Mai nói. Về quê, cô vào làm tại một cơ quan nhà nước cấp huyện.
Chán cảnh bon chen, giới trẻ rủ nhau tháo chạy khỏi Hà Nội.
Kết quả khảo sát Nên sống ở Hà Nội hay về quê? (trên trang web vatgia.com) của thành viên Phattu cho thấy, 87,5% bạn trẻ biểu quyết về quê. Với 12,5% số người trả lời nên sống ở Hà Nội, họ nói rằng khó kiếm nổi việc lương cao ở quê. Phattu sau khi lấy ý kiến biểu quyết và nghe phân tích của cư dân mạng đã lựa chọn phương án theo số đông. Vợ chồng cô quyết định bán nhà ở Hà Nội, về quê chồng sinh sống.

Phan Minh Thắng (sinh năm 1981), kiến trúc sư gốc Hà Nội, có bố mẹ là giảng viên đại học, anh chị em đều thành đạt ở Thủ đô. Gia đình Thắng bất ngờ khi cậu con trai út quyết định không sống ở Hà Nội mà chuyển vào Đà Nẵng làm quản lý thiết kế cho một khu resort đang xây dựng. “Tôi rất chán cảnh bon chen của Hà Nội nên nhận lời vào làm việc ở Đà Nẵng. Tôi muốn gắn bó với mảnh đất này lâu dài, và chỉ trở về nếu trót yêu và lấy vợ là người chỉ muốn ở Hà Nội”.

Những người trẻ này chia sẻ rằng, họ đã chán cuộc sống bon chen ở Hà Nội nên muốn về quê để tìm một cuộc sống bình yên.

Chán bon chen, giới trẻ tháo chạy khỏi Hà Nội
Một số cư dân mạng, gồm cả thanh niên ngoại tỉnh và người Hà Nội gốc, lập Hội những những bạn trẻ phát cuồng muốn rời xa Hà Nội.

Tỷ phú 8x “xuất thân” từ... trại giam

Đua đòi, quậy phá, bị vào tù vì tội cố tình gây thương tích. Ra tù, bằng nghị lực của mình, anh đã hoàn lương, trở thành tỷ phú khi mới chỉ ngấp nghé tuổi đôi mươi. Anh là Nguyễn Phạm Thiên Huy (SN 1984) trú tại 107 Nguyễn Chí Thanh (thành phố Huế).

Là con út trong một gia đình khá giả nên từ nhỏ, Nguyễn Phạm Thiên Huy được gia đình hết sức chiều chuộng, đặt nhiều hy vọng. Nhưng chính sự chiều chuộng của gia đình đã làm cho Huy chểnh mảng việc học và nhiễm thói hư tật xấu. Ngay từ những ngày đầu đi học, Huy đã tỏ ra là kẻ bất cần, thường xuyên gây sự với chúng bạn.

Đỉnh điểm của những trò quậy phá, thích đánh người của mình, Huy đã phải trả giá bằng việc ngồi tù 6 tháng với tội danh cố tình gây thương tích khi mới học lớp 10.
Nguyễn Phạm Thiên Huy.
Sau khi thụ án 6 tháng trở về quê hương, Huy đã bị từ người thân, bạn bè, xóm giềng xa lánh. Bố mẹ vì chán nản nên chẳng buồn nhìn con, hàng xóm thì ngại dây vào.

Biết không gì lấy lại niềm tin của mọi người bằng những việc làm cụ thể, Huy đã bắt tay ngay vào những dự định hoàn lương của mình. Ban ngày Huy đi học, tối lại cặm cụi theo thầy học nghề.

"Với kiến thức được học, được dạy, tôi đi khắp nơi tìm mua những cây cảnh về trồng, tạo dáng, sau đó mang đi bán. Tích gió thành bão cho đến khi có số vốn nhất định tôi quay sang buôn chậu cảnh, trâu bò và đồ cổ", Huy kể.

Huy đã đi thu gom tất cả các khúc gỗ từ những nhà Rường bị vứt bỏ về nghiên cứu, tìm gặp những nghệ nhân, những thợ giỏi về chạm trổ để học, tìm kiếm tài liệu để nghiên cứu rồi tự mày mò học cách chạm trổ, lắp ghép...

Hơn 2 năm sau, khi tay nghề Huy đã vững thì cũng là lúc phong trào xây nhà rường, phục chế nhà rường để làm kinh doanh của các đại gia trên đất Huế và nhiều địa phương khác nở rộ, thúc giục anh phải thành lập đội thợ của riêng mình. Với số vốn kha khá trong thời gian buôn cây cảnh, một số thợ giỏi được Huy kiên trì thuyết phục đã nhận lời về làm cho anh.

Với phương châm kiên trì, lấy ngắn nuôi dài, làm nhiều nghề, cuối cùng vận may cũng mỉm cười với Huy. Năm 2001, Huy được nhận được hợp đồng xây khu nhà rường Tịnh tâm kim cổ với giá 5 tỷ. Rồi đến những công trình lớn ở Huế như chùa Châu Lâm, Diệu Ngộ, Huyền Trân Công Chúa... Huy đã được nhiều người trong cả nước biết đến.

Hiện nay, Huy đã mở thêm xưởng mộc ở Quảng Trị, Sài Gòn, Long Xuyên... Hiện nay, Huy đang tạo công ăn việc làm thương xuyên cho hơn 70 người, trong đó có 17 người tàn tật, gần chục người từng ở tù như ông chủ.

Tỷ phú 8x “xuất thân” từ... trại giam
Ra tù, bằng nghị lực của mình, anh đã hoàn lương, trở thành tỷ phú khi mới chỉ ngấp nghé tuổi đôi mươi. Anh là Nguyễn Phạm Thiên Huy (SN 1984) trú tại 107 Nguyễn Chí Thanh (thành phố Huế).

Cùng yêu 1 người, cả 4 nữ sinh dính bầu

Một thanh niên ở Quảng Nam đã yêu một lúc 4 nữ sinh và làm cả 4 cô có bầu.

Ngày 10/6, Thượng tá Nguyễn Văn Cự - Trưởng Công an huyện Tiên Phước, Quảng Nam cho biết đã nhận được đơn tố cáo của gia đình cháu N.T.M.K. và T.T.T.Tr. phản ánh về việc các cháu bị 1 người tên Nguyễn Tấn Trung (21 tuổi, trú thôn 3, Tiên Phong) cưỡng hiếp dẫn đến có bầu.

Trước đó, Trung còn quen với một học sinh khác tại xã Tiên Lộc (huyện Tiên Phước) và một học sinh ở huyện Phú Ninh. Và oái ăm là 2 cô bé này cũng đã mang bầu và phá thai.

Sự việc xảy ra làm nhiều người dân xã Tiên Phong bất ngờ khi biết Trung trước giờ hiền lành, chịu khó làm ăn, không cờ bạc, rượu chè, thuốc lá nhưng lại “yêu” cùng một lúc 4 cô gái tuổi vị thành niên và hậu quả 4 cô này đều mang bầu.
CLB hacker lương thiện

CLB University of Information Technology Network Security (UNS) có gần 40 thành viên là sinh viên Trường đại học Công nghệ thông tin (Đại học Quốc gia TP.HCM), chính thức ra mắt từ tháng 4-2011.

Hoạt động chính của CLB là nghiên cứu, chia sẻ cho các thành viên những kiến thức, thủ thuật trong bảo mật mạng và phát triển công nghệ thông tin. Các thành viên trong CLB chỉ nhận mình là “những người trẻ đam mê bảo mật mạng”, nhưng những gì họ muốn là trở thành hacker sạch!

Ngay từ buổi đầu, CLB đã tổ chức những buổi hội thảo đầy tính... khiêu khích như: làm thế nào để tấn công website... Các thành viên CLB không chỉ chia sẻ kiến thức mới mà thậm chí còn tự lập tài khoản để... bẻ khóa, làm ví dụ trực quan cho các thành viên mới.

“Hacker thường làm người nghe liên tưởng đến những kẻ phá hoại mạng và hành động bất hợp pháp. Nhưng thực tế hacker là những bậc thầy về công nghệ thông tin. Còn dùng kiến thức đó để xây dựng hay phá hoại mạng là tùy vào nhận thức của người sở hữu nó. CLB UNS là nơi bọn mình đóng góp kiến thức của mỗi cá nhân để thế giới mạng ngày càng tốt hơn, an ninh hơn” - Nguyễn Trọng Đăng Trình, chủ nhiệm CLB, chia sẻ.
Tỏ tình xong, mang hoa hồng... đi bán!


Vương Văn Thăng - Chàng trai sinh viên năm nhất một trường đại học tại Hàng Châu đã tỏ ra rất “chịu chơi” khi đặt mua 700 bông hoa hồng và thuê vận chuyển đường hàng không từ Côn Minh đến Hàng Châu.

Tối 8/4, Vương Văn Thăng đã dùng số hoa này cùng với nến để xếp thành chữ Love. Màn tỏ tình lãng mạn của anh đã chinh phục hoàn toàn được cô bạn gái.

Trưa ngày hôm sau, người ta lại thấy chính đôi tình nhân này đang đứng rao bán hoa ngay trước cổng. Vương Văn Thăng giải thích: “Phòng của bạn gái tôi không thể để hết số hoa này, nếu đem vứt đi thì quá lãng phí”.

Chính vì thế, sau khi cân nhắc, bàn bạc, họ quyết định đem số hoa này đi bán, coi như là “đem tình yêu chia sẻ với tất cả mọi người”.
Hoa được bán với giá khá rẻ, Vương Văn Thăng tất bật gói hoa cho khách còn bạn gái anh thì đứng bên cạnh thu tiền.

Được biết, để vận chuyển bằng đường hàng không 700 bông hoa này, Vương Văn Thăng đã phải trả phí là 1600 NDT, bốn ngày từ sau màn cầu hôn, số hoa đã bị héo khá nhiều, họ chỉ bán được 500 bông, và thu lại được 600 NDT.

Vừa tự tử vừa viết blog "tường thuật trực tiếp"


Cô gái trẻ tìm đến cái chết nhưng may mắn được cứu sống nhờ hành động khác người, vừa uống thuốc ngủ vừa viết blog "tường thuật trực tiếp".

Do trục trặc trong chuyện tình cảm, người mẫu, diễn viên trẻ người Trung Quốc, Tô Nguy (SN 1989) sống tại Hắc Long Giang, quyết định tìm đến cái chết. Tuy nhiên cô đã được cứu sống nhờ chia sẻ toàn bộ quá trình tự sát trên mạng xã hội Weibo.

Hành động kỳ lạ của cô gái đã thu hút hàng nghìn người theo dõi blog của cô. Có người đã báo cho cảnh sát Hắc Long Giang, sau khi tra được địa chỉ nhà của Tô Nguy, 2h sáng, cảnh sát đã có mặt tại nhà cô và phát hiện Tô Nguy đang ở trong tình trạng khá nguy kịch, nhưng cô vẫn nói được câu: “Tôi đã uống thuốc rồi”. Cảnh sát vội đưa cô đến bệnh viện cấp cứu, giúp cô qua cơn nguy kịch.
Đám cưới chỉ tốn 1 đô la

Đầu tháng 7, tại Thủ đô London, Anh ra mắt một chiếc máy bán hàng tự động có chức năng đặc biệt là làm chủ hôn.

Đôi bạn trẻ nào muốn tập dượt trước cho lễ cưới của mình chỉ cần tới chiếc máy này và bỏ vào đó đồng xu 1 USD (hơn 20 ngàn đồng) sau đó nói lời cầu hôn của mình vào micro được gắn ở máy thì coi như các bước của lễ thành hôn đã hoàn thành.
Chỉ cần bỏ một đô la vào máy thì bạn sẽ nhận được một cặp nhẫn cưới...
...và một giấy chứng nhận kết hôn.
Ngay sau khi cô dâu và chú rể “khóa môi” và chụp hình cưới, máy bán hàng sẽ đưa ra cho đôi uyên ương một giấy chứng nhận kết hôn. Tờ giấy này không có giá trị pháp lý, nhưng một số bạn trẻ rất hưởng ứng với phát minh mới này.

Bạn cũng sẽ nhận được một giấy chứng nhận kết hôn.

K, Minh (tổng hợp)