Ngại đi khám, khi bệnh kịch phát thì tự chữa bằng thuốc rê, lá uống, bằng rắn hay nước tiểu... nên có tới 70% bệnh nhân ung thư "vào cửa trước, ra cửa sau" chỉ sau khoảng 1, 2 tháng nhập viện.
Chết sớm vì nhập viện muộn
Sau một cơn đau trướng bụng dưới hạ sườn, chị Hà Thị Phương (37 tuổi, ở Chí Linh, Hải Dương ) đến BV K Trung ương khám và người nhà được bác sĩ thông báo chị mắc ung thư gan giai đoạn 3; thời gian sống được tính bằng... ngày tháng. Trước đó chị Phương khỏe mạnh và chưa bao giờ đi khám bệnh hay nằm viện.
Chị Phương chỉ là một trong 70%
bệnh nhân "vào cửa trước, ra cửa sau" chỉ sau khoảng 1, 2 tháng nhập viện. Báo
cáo của BV BV K từ 10 năm nay cho thấy đa số bệnh nhân nhập viện ở giai đoạn
muộn, khi cơn đau đã kịch phát và việc điều trị chỉ để giảm đau, không giúp kéo
dài cuộc sống.
Khảo sát tại một cơ sở chuyên khoa phía Nam, BV Ung bướu TP.HCM, cũng cho thấy chỉ một số ít bệnh nhân phát hiện bệnh tình cờ từ những lần khám sức khỏe định kỳ. Còn lại phần lớn, khi đến viện thì bệnh đã quá nặng, thường chỉ sống được thêm vài tháng. Có trường hợp ung thư tiến triển và lan xa rất nhanh do người bệnh tự chữa bằng phương pháp dân gian. BS. Dương Thanh Hồng - Phó trưởng khoa Nội 1 BV Ung bướu từng gặp trường hợp nguời bệnh ung thư cổ tử cung tự nhét thuốc rê đen thui vào âm đạo để ngăn xuất huyết bất thường. Nhiều chị ở nông thôn thì dùng nước lá uống và xông cửa mình; uống nước tiểu; có chị dùng rắn đặt vào trong âm đạo, hoặc đến khu vườn chữa bệnh ở Long An nằm chơi để khỏi bệnh.
Sự chậm trễ chết người này, theo GS.TS Nguyễn Bá Đức - Viện trưởng Viện Nghiên cứu ung thư, chủ yếu do người bệnh gây ra. Hầu hết dân nước ta không nghĩ đến việc đi khám để phát hiện sớm, điều trị hiệu quả ung thư, khi bệnh mới ở giai đoạn đầu, chưa có biểu hiện lâm sàng. Ngay cả những người đã thấy dấu hiệu ung thư rõ ràng (như nổi u hạch vùng nách-vú, âm đạo ra máu bất thường...), cũng vẫn đến viện rất muộn do tâm lý ngại đi khám; một số thậm chí tự chữa ở nhà xem có khỏi không, đến khi bệnh hành dữ dội mới đành nhập viện.
Một số người nghĩ ung thư là căn bệnh "Trời kêu, ai nấy dạ", nên cố tình ở nhà... chờ chết. Nhiều gia đình khi biết người thân bị ung thư thì giấu vì sợ người bệnh suy sụp trước "án tử".
Quan niệm sai lầm về căn bệnh "án tử"
Theo kết quả khảo sát của Chương trình phòng chống ung thư quốc gia vừa công bố, 2/3 người dân hiểu sai về căn bệnh ung thư, trong đó 67,5% người được hỏi cho rằng ung thư không chữa được, 35,8% cho rằng người bệnh ung thư mà mổ càng chóng chết. Đây là những quan niệm sai lầm dẫn tới 70% người mắc ung thư tại Việt Nam đến bệnh viện ở giai đoạn muộn (trước đây con số này là 80%).
Trong một nghiên cứu khảo sát về
kiến thức và thực hành phòng chống ung thư của GS.TS Nguyễn Bá Đức - Viện trưởng
Viện Nghiên cứu ung thư và cộng sự cho thấy, có tới 67,2% số người cho rằng ung
thư là bệnh nan y, việc phát hiện sớm hay muộn cũng không thể chữa trị được và
35,8% cho rằng bị ung thư nếu đụng dao kéo vào sẽ di căn và chóng chết.
TS Trần Văn Thuấn - Phó GĐ BV K Trung ương cho biết nhiều bệnh nhân mát tinh
thần khi được chỉ định mổ; có gia đình từ chối phẫu thuật với lý do "sợ có hơi
dao kéo làm ung thư chạy tùm lum". Trong khi mổ đúng cách là phương pháp điều
trị tốt nhất cho nhiều loại ung thư, có phối hợp nhuần nhuyễn với xạ, hóa trị và
nhiều phương pháp mới, giúp nâng cao chất lượng đời sống của người bệnh.
Ung thư biết sớm, trị lành!
GS-BS Nguyễn Chấn Hùng - Chủ tịch hội Ung thư Việt Nam nói, ung thư ngày nay "đại trà" lắm. Khói thuốc lá làm trĩu 1/3 gánh nặng ung thư, chế độ ăn uống không lành lại thêm 1/3 nữa; virút, vi khuẩn góp vào 1/5 gánh. Vì vậy, hiếm gia đình nào không có người chết vì ung thư.
GS. Hùng nói, ung thư rất nguy hiểm, nhưng cần xóa bỏ quan niệm ung thư là bệnh vô phương cứu chữa, mắc ung thư không có nghĩa cuộc sống sẽ sớm kết thúc. Ở các nước phát triển, người ta đã chữa khỏi 70% bệnh nhân ung thư; nhiều người kéo dài cuộc sống 20-30 năm.
"Đừng để bệnh trổ ra, vì khi đó
chữa trị gian nan lắm. Nếu bạn chịu khó thăm khám sức khỏe định kỳ, bạn có thể
rà tìm biết sớm các ung thư vú, cổ tử cung, đại trực tràng, tuyến tiền liệt,
miệng, da và tuyến giáp...; bác sĩ thậm chí còn tư vấn để bạn tự phát hiện một
số dấu hiệu và triệu chứng báo động khi ung thư vừa chớm.
Nhưng nên làm những xét nghiệm nào để tầm soát ung thư? Theo BS.Phạm Văn Đài (Phòng khám Medelab, 41 Nguyễn Thượng Hiền, Hà Nội), bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn ý nghĩa của từng xét nghiệm để bạn chọn lựa. Hiện nay, phòng khám Medelab đã xây dựng gói khám tổng quát bao gồm gói khám cơ bản, gói khám nâng cao và gói khám toàn diện.
Với gói khám cơ bản, bạn sẽ được
kiểm tra những vấn đề cơ bản nhất của sức khỏe như khám nội tổng quát, khám
chuyên khoa mắt, khám sản phụ khoa, chụp X quang, điện tim, siêu âm ổ bụng 4D,
xét nghiệm máu và nước tiểu...
Với gói khám nâng cao, bạn được kiểm tra thêm một số vấn đề về khám răng hàm
mặt, siêu âm tuyến giáp, tầm soát một số bệnh ung thư sớm như ung thư vú, ung
thư cổ tử cung, ung thư tiền luyệt tuyến...
Khi sử dụng gói khám toàn diện, bạn sẽ được tầm soát thêm ung thư tiêu hóa, gan,
phổi, tụy... với sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại nhất thế giới.
Phát hiện ung thư sớm
Phòng khám Medelab 41 Nguyễn Thượng Hiền
Hotline 0912 737 747/ 04 66735697
Website: medelab.vn
- Quảng Hạnh