Và dù thích món hàng ấy nhưng các bạn vẫn chi li tìm những lỗi nhỏ để đòi được giảm giá 30 – 50% giá niêm yết.
Việc mặc cả khi shopping luôn tốt đối với teen, nhất là thời kì bão giá hiện nay. Không nói đến các địa điểm nổi tiếng nói thách, mà trong các shop thời trang dành cho teen với giá cả phù hợp thì không ít các bạn trẻ lợi dụng việc trả giá để gây khó dễ đối với nhân viên bán hàng.
Teen đa phần vẫn còn được sự trợ cấp của cha mẹ, nên dường như “tập tục” trả giá đã trở thành văn hóa của nhiều bạn trẻ. Nhưng trả giá đã bị biến dạng dưới con mắt của một bộ phận teen. Khi mua sắm, phần lớn các bạn trẻ đều đã chuẩn bị cho mình tâm lý “bị nói thách”, nên luôn trong tư thế sẵn sàng mặc cả. Nhưng làm sao để trả giá vừa lòng người bán, thì ít teen biết được điều đó.
Hoàng Anh (sn 1995) kể lại khi chứng kiến một cuộc mặc cả của một bạn trẻ (tầm
17 tuổi) với chị bán hàng: “Mình ghé một shop trên đường Nguyễn Trãi (quận 5),
vừa vào thì thấy một bạn vừa mang đồ ra tính tiền. Chỉ là chiếc dây chuyền thôi
nên giá không mắc lắm - 75 nghìn. Thế mà cô bạn cứ nằng nặc đòi chị nhân viên
giảm giá còn 45 nghìn. Chị ấy vẫn tươi cười từ chối. Thế là cô bạn ấy liền thử
trả lần thứ 2 với mức giá được tăng lên 2 nghìn thành 47 nghìn, và một lần nữa
chị nhân viên nói "không được đâu em, đây là dây chuyền hàng nhập mà, sao lại có
giá đó.
Nhưng có vẻ cô bạn này khá thích sợi dây chuyền ấy nên nhất quyết trả thêm lần
thứ ba với giá 50 nghìn và nói hàng này đầy ngoài chợ, người ta bán đổ bán tháo
chẳng ai mua gì mà vào đây tới 75 nghìn! Lúc này chị nhân viên đã khá khó chịu,
nhưng vẫn cố lịch sự với khách vừa giải thích vừa cầm sợi dây chuyền treo lại
chổ cũ. Tình thế có vẻ không thành công, nên cô bạn ấy liền móc ngay tờ 100
nghìn đập một cái rầm lên tủ và bảo bán ngay sợi đấy!"
![]() |
Nếu mua 1 đến 2 món hàng thì cơ hội giảm giá rất thấp |
Chị Minh Tâm (nhân viên bán hàng trên đường Trần Huy Liệu) cho biết: “Khách hàng
mua ở shop thì rất nhiều loại người nhưng sợ nhất các bạn trẻ mặc cả quá đà. Nếu
mua nhiều và đi theo nhóm bạn đông, chị sẵn sàng giảm 10% cho đợt hàng này và
tiếp tục giảm cho đợt hàng kế tiếp nếu các bạn ấy trở lại. Nhưng khi nhiều người
chỉ vào mua một cái đầm giá 230 nghìn lại nằng nặc muốn giảm còn 180 nghìn thì
thật khó xử vì chị vừa muốn vừa lòng khách hàng lại vừa không muốn mất doanh thu
của shop.”
Thái độ khi mua hàng cũng là yếu tố quan trọng để được mua những món hời. Dù
thích món hàng ấy nhưng các bạn vẫn chi li tìm những lỗi nhỏ để đòi được giảm
giá 30 – 50% giá niêm yết. Tệ hơn, nhiều bạn không tiếc lời chê bai món hàng để
trả giá xuống. Hoặc ngược lại, không ngừng nài nỉ, ỉ ôi với nhân viên bán hàng.
Hành động đó chỉ có tác dụng ngược lại mà thôi.
Nói thách – trả giá từ lâu đã trở thành văn hóa mua sắm của người Việt. Nhưng
nếu nó trở nên quá đà thì lại gây mất lòng người bán và thiệt thòi về phía mình.
Thông thường ở những cửa hàng lớn, shop, siêu thị là không thể trả giá, vì ở nơi
này họ đã niêm yết giá cả đầy đủ và rất kỹ. Họ có thể giảm giá cho bạn 10 nghìn
hay vài phần trăm chứ bạn hoàn toàn không thể đòi mức giá này hay đi so sánh với
các shop khác. Đó dường như là quy định, nếu bạn đã thích mua hàng ở những nơi
này thì tất nhiên bạn phải tuân theo quy định đó nhé.
Theo VCTV