
Ngày nào, Bh’nướch Nguy cũng đều qua sông bằng chiếc bè này. Mỗi lẫn lên bè, đến đoạn giữa sông, theo phản xạ tự nhiên, tất cả đều co người lại, không dám động đậy.
Không có cầu qua lại, từ hàng chục năm nay, học sinh người Cơtu ở thôn K’đắp (thuộc xã Arooih, huyện vùng cao Đông Giang, Quảng Nam) luôn phải đối mặt với những rủi ro rình rập mỗi khi chèo bè nứa đến lớp tìm con chữ.
![]() |
Anh Bhling Nan, người đưa bè cho biết: “Ngày nào, các em cũng đi học bằng chiếc bè nứa này. Sớm thì khoảng 4-5h chiều, muộn là cả 6-7h mới tan học”.
Ông Arâl Đó – Phó trưởng thôn K’đắp (xã Arooih) cho biết, tình trạng thôn bị cô lập đã diễn ra từ gần 30 năm nay. Hàng chục hộ đồng bào sinh sống ở thôn rất khó khăn khi qua lại bên kia đường quốc lộ.
“ Mỗi lần họp, chúng tôi đã phản ảnh nhiều lần với cấp trên nhưng vẫn chưa có kết quả gì” – ông Arâl Đó nói.
Tại khúc sông này, đã xảy ra 3 vụ trôi sông liên tiếp khiến đồng bào không thể an tâm mỗi khi lội qua.
Mỗi khi đến mùa mưa lũ, các em học sinh phải nghỉ học cả tháng trời do sông lớn, không thể chèo bè qua được.
“Mỗi lần thấy các cháu phải nghỉ học, ở nhà, mình thấy xót xa lắm. Nhưng không biết phải làm thế nào mới giúp được đồng bào của mình đây?” – phó trưởng thôn Đó phân trần.
![]() |
Hơn nữa, do khoảng cách giữa hai bên bờ sông đoạn đi qua thôn K’đắp khá rộng (khoảng hơn 150m) nên khó khăn khi tìm phương án xây dựng cầu bắc qua sông”.
![]() |
Theo ông Bảy, tạm thời, chính quyền địa phương vẫn phải chờ đợi nguồn dự án mới để tìm cách giúp người dân thôn K’đắp thoát khỏi tình trạng bị cô lập kéo dài.
“Nếu có kinh phí, chúng tôi sẽ mở đường giao thông từ thôn K’đắp đến thôn Adinh 1 (thị trấn P’rao, huyện Đông Giang). Đoạn đường này chỉ kéo dài hơn 5 km, nhưng sẽ khả thi hơn so với phương án làm cầu” – ông Phó Chủ tịch nói.
- Giang Sơn