(VEF.VN) - “Giảm lãi suất sẽ có tác dụng chỉ khi nào chúng ta chính thức kiểm soát được lạm phát. Nếu không, điều này sẽ chỉ giúp kéo dài cuộc sống doanh nghiệp trên nền tảng đầy nghi ngại”, chuyên gia Vũ Đình Ánh bày tỏ.
Sáng 7/9, Ngân hàng Nhà nước có hội nghị quan trọng triệu tập tất cả các TGĐ các ngân hàng thương mại lớn thực hiện chủ trương về lãi suất, tiền tệ từ nay tới cuối năm. Ngay trước thềm cuộc họp lớn này, VCCI đã tổ chức một hội thảo nhìn lại các tác động của chính sách tiền tệ đối với cả ngân hàng và doanh nghiệp hôm 6/9. Và quả thực, bức tranh này được dựng lên không mấy sáng sủa.
Cả doanh nghiệp và ngân hàng đều lỗ
Tăng trưởng kinh tế vẫn đạt xấp xỉ 6%, xuất khẩu vẫn tăng tới 33% và thậm chí, sản xuất công nghiệp vẫn tăng tới 16%. Đó là con số khả quan nhưng vì sao các doanh nghiệp vẫn cứ kêu khó?
Trước mối băn khoăn này đặt ra ở hội thảo, ông Trung, đại diện một doanh nghiệp có mặt tham dự hội thảo này bày tỏ: “Lỗ là đúng. Các DN gần như vay vốn ngân hàng là thực hiện vốn lưu động, thậm chí còn hơn 100% vốn lưu động của DN. Khi phải chịu lãi suất cho vay tới 20% mà DN không thể đạt lợi nhuận tới 20% được thì rõ ràng, lợi nhuận bình quân của các DN vẫn là lỗ nên các DN mới kêu là lãi suất cao”.
Với cương vị là nhà cung ứng vốn, ông Nguyễn Hưng, Tổng Giám đốc VPBank cũng cho hay, cả ngân hàng cũng rất khó khăn về vấn đề vốn. Sau hơn 8 tháng đầu năm, tổng kết lại, toàn hệ thống ngân hàng, tăng trưởng tín dụng cũng chưa tới 10%, kể cả các hình thức đầu tư khác thì lượng vốn để tiếp tục giải ngân cho đạt 20% (mục tiêu của Chính phủ) còn khá nhiều.
“Tới đây, sẽ quản lý trần lãi suất huy động dưới mức 14%. Trên tiền đề này, việc phải làm là sẽ giảm lãi suất cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc hạ lãi suất huy động lại phải có thời gian, trên cơ sở đó mới có thể thả lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp”, ông Hưng nêu ý kiến.
Vị đứng đầu ngân hàng lớn này cũng lo ngại: “Lãi suất cho vay sắp tới phải hạ xuống 17-19% trong khi lãi suất huy động của ngân hàng là 14%… Cộng với các chi phí khác như chi phí quản lý, nhân công… thì chắc chắn ngân hàng sẽ lỗ”,
Chủ trì cuộc họp này, bà Phạm Thị Thu Hằng, Viện trưởng Viện phát triển doanh nghiệp, Tổng thư ký VCCI chia sẻ thêm, tính tới ngày 23/8/2011, cả nước đã có 602.171 doanh nghiệp thành lập là con số rất ấn tượng.
Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm ngoái, có 97,5% số DN được thành lập nhưng vốn đăng ký chỉ bằng 36,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này có nghĩa, số vốn đăng ký thành lập DN mới ngày càng nhỏ dần, một mức giảm rất đáng kể và đáng phải suy ngẫm.
Phải xác định được đỉnh lạm phát ở đâu
Tuy nhiên, cái gốc của vấn đề là lãi suất hạ phải làm sao có tác dụng thực chất. Có giảm được lãi suất cho vay không, có giảm lãi suất huy động không phụ thuộc rất nhiều vào việc lãi suất đang là thực âm hay thực dương. Và việc này lại liên quan đến chuyện cần xác định đúng về đỉnh lạm phát.
Chuyên gia kinh tế độc lập Vũ Đình Ánh cắt nghĩa: Lãi suất thực dương là phải cao hơn lạm phát song vấn đề lạm phát kỳ vọng được xác định là bao nhiêu. Nếu lạm phát kỳ vọng mà là 20% mà lãi suất huy động 14% thì là âm 6% đối với người gửi tiền. Còn nếu lãi suất cho vay lên tới 22- 23%, lạm phát tới hết tháng 8 là 23,02%, riêng lương thực thực phẩm là 30% thì rõ ràng, doanh nghiệp không phải làm gì, cứ vay tiền và chỉ cần mua gạo rồi đến cuối năm bán ăn lợi nhuận 10%.”
Ông Ánh cho rằng, điều nguy hiểm nhất là hiện không ai tính được lạm phát kỳ vọng là gì. Thời gian qua, chúng ta liên tục điều chỉnh mục tiêu lạm phát, ban đầu là 7% và đến nay, là 18% nhưng các ý kiến còn nói CPI đạt được 18% là khó lắm.
Năm 2007, tăng trưởng GDP là 8,46%. Vào thời điểm này, mục tiêu lạm phát đặt ra phải thấp dưới GDP, tức dưới 8,5%, nhưng thực tế là 12,63%. Năm 2008, vẫn tiếp tục đặt vấn đề như vậy, lạm phát cũng cần khoảng 7% và thực tế đã là hơn 20%. Năm 2009, lạm phát mục tiêu đặt ra là 15%, rốt cục, thực tế chỉ 6,52%. Năm 2010, đến tận tháng 10-11, các nhà chính sách vẫn cho rằng CPI là một chữ số, nhưng thực tế, lại là 11,75%. Và năm nay, tình hình có vẻ tương tự.
Như vậy, cực kỳ khó để xác định lãi suất hiện nay là thực dương hay thực âm nếu ta dự báo lạm phát như vậy, ông Ánh nhấn mạnh.
Bày tỏ nhận định riêng, ông Ánh cho rằng: “ Dường như lạm phát bắt đầu đi xuống nhưng lưu ý rằng, nó lại rơi vào thời kỳ chu kỳ mà lạm phát thường cao, là cuối năm. Mục tiêu của Chính phủ năm nay là CPI 18% thì mỗi tháng còn lại, CPI chỉ được tăng 0,6%. Tuy nhiên, thực tế khả năng, tôi cho rằng mỗi tháng CPI ít nhất cũng là 1%. Vậy thì năm nay, CPI 2011 sẽ là lên tới trên 20%.”
Đỉnh lạm phát 2008 là giữa năm, lên tới xấp xỉ 29%, nhưng tất cả mọi người đều chắc rằng, lạm phát 2011 có đỉnh lạm phát còn khủng khiếp hơn. Riêng tôi lại tin, đỉnh lạm phát 23,02% tháng 8 so với cùng kỳ 2010 vừa qua chính là đỉnh của năm 2011.
Vấn đề quan trọng là khi đã xác định được đỉnh của lạm phát và thực trạng ngân hàng, độ khó khăn của doanh nghiệp thì định hướng chính sách tiền tệ, lãi suất sẽ chuẩn xác hơn. Vị chuyên gia này cho rằng, giảm lãi suất sẽ có tác dụng chỉ khi nào chúng ta chính thức kiểm soát được lạm phát. Nếu không, điều này sẽ chỉ giúp kéo dài cuộc sống doanh nghiệp trên nền tảng đầy nghi ngại.
Phạm Huyền
Sáng 7/9, Ngân hàng Nhà nước có hội nghị quan trọng triệu tập tất cả các TGĐ các ngân hàng thương mại lớn thực hiện chủ trương về lãi suất, tiền tệ từ nay tới cuối năm. Ngay trước thềm cuộc họp lớn này, VCCI đã tổ chức một hội thảo nhìn lại các tác động của chính sách tiền tệ đối với cả ngân hàng và doanh nghiệp hôm 6/9. Và quả thực, bức tranh này được dựng lên không mấy sáng sủa.
Cả doanh nghiệp và ngân hàng đều lỗ
Tăng trưởng kinh tế vẫn đạt xấp xỉ 6%, xuất khẩu vẫn tăng tới 33% và thậm chí, sản xuất công nghiệp vẫn tăng tới 16%. Đó là con số khả quan nhưng vì sao các doanh nghiệp vẫn cứ kêu khó?
Trước mối băn khoăn này đặt ra ở hội thảo, ông Trung, đại diện một doanh nghiệp có mặt tham dự hội thảo này bày tỏ: “Lỗ là đúng. Các DN gần như vay vốn ngân hàng là thực hiện vốn lưu động, thậm chí còn hơn 100% vốn lưu động của DN. Khi phải chịu lãi suất cho vay tới 20% mà DN không thể đạt lợi nhuận tới 20% được thì rõ ràng, lợi nhuận bình quân của các DN vẫn là lỗ nên các DN mới kêu là lãi suất cao”.
![]() |
“Tới đây, sẽ quản lý trần lãi suất huy động dưới mức 14%. Trên tiền đề này, việc phải làm là sẽ giảm lãi suất cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc hạ lãi suất huy động lại phải có thời gian, trên cơ sở đó mới có thể thả lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp”, ông Hưng nêu ý kiến.
Vị đứng đầu ngân hàng lớn này cũng lo ngại: “Lãi suất cho vay sắp tới phải hạ xuống 17-19% trong khi lãi suất huy động của ngân hàng là 14%… Cộng với các chi phí khác như chi phí quản lý, nhân công… thì chắc chắn ngân hàng sẽ lỗ”,
Chủ trì cuộc họp này, bà Phạm Thị Thu Hằng, Viện trưởng Viện phát triển doanh nghiệp, Tổng thư ký VCCI chia sẻ thêm, tính tới ngày 23/8/2011, cả nước đã có 602.171 doanh nghiệp thành lập là con số rất ấn tượng.
Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm ngoái, có 97,5% số DN được thành lập nhưng vốn đăng ký chỉ bằng 36,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này có nghĩa, số vốn đăng ký thành lập DN mới ngày càng nhỏ dần, một mức giảm rất đáng kể và đáng phải suy ngẫm.
Phải xác định được đỉnh lạm phát ở đâu
Tuy nhiên, cái gốc của vấn đề là lãi suất hạ phải làm sao có tác dụng thực chất. Có giảm được lãi suất cho vay không, có giảm lãi suất huy động không phụ thuộc rất nhiều vào việc lãi suất đang là thực âm hay thực dương. Và việc này lại liên quan đến chuyện cần xác định đúng về đỉnh lạm phát.
Chuyên gia kinh tế độc lập Vũ Đình Ánh cắt nghĩa: Lãi suất thực dương là phải cao hơn lạm phát song vấn đề lạm phát kỳ vọng được xác định là bao nhiêu. Nếu lạm phát kỳ vọng mà là 20% mà lãi suất huy động 14% thì là âm 6% đối với người gửi tiền. Còn nếu lãi suất cho vay lên tới 22- 23%, lạm phát tới hết tháng 8 là 23,02%, riêng lương thực thực phẩm là 30% thì rõ ràng, doanh nghiệp không phải làm gì, cứ vay tiền và chỉ cần mua gạo rồi đến cuối năm bán ăn lợi nhuận 10%.”
Ông Ánh cho rằng, điều nguy hiểm nhất là hiện không ai tính được lạm phát kỳ vọng là gì. Thời gian qua, chúng ta liên tục điều chỉnh mục tiêu lạm phát, ban đầu là 7% và đến nay, là 18% nhưng các ý kiến còn nói CPI đạt được 18% là khó lắm.
Năm 2007, tăng trưởng GDP là 8,46%. Vào thời điểm này, mục tiêu lạm phát đặt ra phải thấp dưới GDP, tức dưới 8,5%, nhưng thực tế là 12,63%. Năm 2008, vẫn tiếp tục đặt vấn đề như vậy, lạm phát cũng cần khoảng 7% và thực tế đã là hơn 20%. Năm 2009, lạm phát mục tiêu đặt ra là 15%, rốt cục, thực tế chỉ 6,52%. Năm 2010, đến tận tháng 10-11, các nhà chính sách vẫn cho rằng CPI là một chữ số, nhưng thực tế, lại là 11,75%. Và năm nay, tình hình có vẻ tương tự.
Như vậy, cực kỳ khó để xác định lãi suất hiện nay là thực dương hay thực âm nếu ta dự báo lạm phát như vậy, ông Ánh nhấn mạnh.
Bày tỏ nhận định riêng, ông Ánh cho rằng: “ Dường như lạm phát bắt đầu đi xuống nhưng lưu ý rằng, nó lại rơi vào thời kỳ chu kỳ mà lạm phát thường cao, là cuối năm. Mục tiêu của Chính phủ năm nay là CPI 18% thì mỗi tháng còn lại, CPI chỉ được tăng 0,6%. Tuy nhiên, thực tế khả năng, tôi cho rằng mỗi tháng CPI ít nhất cũng là 1%. Vậy thì năm nay, CPI 2011 sẽ là lên tới trên 20%.”
Đỉnh lạm phát 2008 là giữa năm, lên tới xấp xỉ 29%, nhưng tất cả mọi người đều chắc rằng, lạm phát 2011 có đỉnh lạm phát còn khủng khiếp hơn. Riêng tôi lại tin, đỉnh lạm phát 23,02% tháng 8 so với cùng kỳ 2010 vừa qua chính là đỉnh của năm 2011.
Vấn đề quan trọng là khi đã xác định được đỉnh của lạm phát và thực trạng ngân hàng, độ khó khăn của doanh nghiệp thì định hướng chính sách tiền tệ, lãi suất sẽ chuẩn xác hơn. Vị chuyên gia này cho rằng, giảm lãi suất sẽ có tác dụng chỉ khi nào chúng ta chính thức kiểm soát được lạm phát. Nếu không, điều này sẽ chỉ giúp kéo dài cuộc sống doanh nghiệp trên nền tảng đầy nghi ngại.
Phạm Huyền