SỰ KIỆN

Ngày 30/4 - kỷ nguyên mới

Sau 55 ngày đêm tiến quân “thần tốc” với khí thế “một ngày bằng 20 năm”, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 của quân và dân ta đã giành thắng lợi hoàn toàn, kết thúc vẻ vang sự nghiệp đấu tranh thống nhất non sông. Thắng lợi vĩ đại này kết thúc 30 năm chiến tranh cách mạng (1945-1975), mở ra một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. 50 năm sau chiến thắng lịch sử, đất nước lại bước vào một kỷ nguyên mới – “xây dựng một tương lai huy hoàng, rạng rỡ cho dân tộc Việt Nam”.

Xem xe tăng húc cổng dinh Độc Lập, nghe bản tin chiến thắng ngày 30/4/1975

Trong ngày 30/4/1975 có 2 bản tin phát thanh đặc biệt được phát đi từ Sài Gòn và Hà Nội - 2 đầu của đất nước. Và trước đó vài giờ, khoảnh khắc xe tăng của quân giải phóng húc đổ cổng dinh Độc Lập cũng được lưu giữ lại.

Diễn biến 5 cánh quân tiến vào Sài Gòn trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử

Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử là chiến dịch tiến công chiến lược binh chủng hợp thành có quy mô lớn nhất trong lịch sử chiến đấu của quân đội ta.

Tình bạn 50 năm của 2 phi công phi đội hào hoa đánh Tân Sơn Nhất

Cách đây 50 năm, vào đúng ngày này, ông Từ Đễ và ông Trần Văn On là các thành viên của Phi đội Quyết thắng tham gia trận đánh "có một không hai" vào sân bay Tân Sơn Nhất.

Tầm vóc 30/4: Từ thắng lợi vĩ đại 50 năm trước đến tiềm lực vững chắc bước vào kỷ nguyên mới

Thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là thắng lợi vĩ đại nhất, là tiền đề vững chắc cho dân tộc tiến hành thành công công cuộc Đổi mới, để đất nước có tiềm lực vững chắc bước vào kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên giàu mạnh.

Cuộc tiến công thần tốc giữa đại dương giải phóng Trường Sa năm 1975

Cuối tháng 4/1975, khi Chiến dịch Hồ Chí Minh đến cao trào, một mặt trận khác âm thầm diễn ra giữa trùng khơi. Cuộc tiến công thần tốc giải phóng quần đảo Trường Sa, như lời Đại tướng Võ Nguyên Giáp, là “sự kiện đặc biệt ngoài kế hoạch chiến lược”.

Kiến trúc sư tận mắt chứng kiến 3 khoảnh khắc không thể quên trong ngày 30/4/1975

Ông là người tận mắt chứng kiến cờ giải phóng được kéo lên trên nóc dinh Độc Lập, trực tiếp nghe Tổng thống Dương Văn Minh đọc tuyên bố đầu hàng, nghe nhạc sỹ Trịnh Công Sơn hát “Nối vòng tay lớn” trong ngày lịch sử của đất nước.

Xa lộ Biên Hòa, cầu Rạch Chiếc còn nguyên vẹn hay đã đổi thay so với ngày 30/4/1975?

Sau 50 năm thống nhất, cầu Rạch Chiếc, cầu Thị Nghè, dinh Độc Lập..., những địa điểm gắn liền với ngày 30/4/1975 tại TPHCM, dù còn nguyên vẹn hay đã đổi thay, vẫn là nơi lưu lại những ký ức sâu đậm của lịch sử dân tộc.

Hồi ức của luật sư làm tê liệt bộ máy cảnh sát Sài Gòn

Nhậm chức Chỉ huy trưởng Cảnh sát Đô thành - Gia Định chỉ trong 24 giờ nhưng luật sư Triệu Quốc Mạnh đã làm tê liệt bộ máy cảnh sát Sài Gòn, ngay trước khi quân giải phóng tiến vào nội đô.

Người phi công dẫn đầu đội bay MiG-21 diễu binh trên bầu trời Sài Gòn tháng 5/1975

Trở lại sân bay Biên Hòa 50 năm sau chuyến bay diễu binh lịch sử, cựu phi công Nguyễn Văn Nghĩa nhớ lại khoảnh khắc dẫn đầu đội bay MiG-21 "gầm thét" trên bầu trời TPHCM ngày chiến thắng.

Vị tướng già kể trận đánh mở 'cánh cửa thép’ Xuân Lộc tiến vào Sài Gòn

Kỷ niệm 50 năm ngày non sông thống nhất, những hồi ức về trận đánh mở "cánh cửa thép” Xuân Lộc trôi về như một thước phim trong trí nhớ của Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Doanh.

Tướng Phạm Xuân Thệ kể lời đầu tiên nói với ông Dương Văn Minh ở dinh Độc Lập

Trung tướng Phạm Xuân Thệ - người từng nói với Tổng thống Dương Văn Minh rằng “Các ông đã bị bắt làm tù binh, phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, không bàn giao gì cả” - chia sẻ hồi ức sâu sắc về thời khắc lịch sử này.

Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Đối ngoại quốc phòng gắn với những mốc son chói lọi của dân tộc

Đối ngoại quốc phòng nằm trong chiến lược đối ngoại chung của Đảng và Nhà nước, đồng hành với sự phát triển của ngoại giao Việt Nam, gắn liền với những mốc son chói lọi của dân tộc...

Bảo vật quốc gia của Chiến dịch Hồ Chí Minh

Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh đang lưu giữ và trưng bày hơn 6.000 hiện vật, đặc biệt, trong số đó có một bảo vật quốc gia gắn liền với chiến thắng lịch sử năm 1975.

Thiếu tướng Đoàn Hùng Minh: Từ ngày 30/4 nghĩ về những giọt nước mắt

"Vào dịp 30/4 này, tôi bỗng nhận ra một điều lớn lao: Nước mắt chính là nguồn năng lượng sống mà cả một thế hệ thời chiến đã dâng hiến trọn vẹn cho Tổ quốc" - Thiếu tướng Đoàn Hùng Minh chia sẻ.

Lời hứa 20 năm của Larry Berman với 'điệp viên hoàn hảo' Phạm Xuân Ẩn

Khi viết về Thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn, Giáo sư, nhà sử học Larry Berman đã hứa không sử dụng những thông tin có thể làm tổn thương đến nhiều người. Sau gần 20 năm, lời hứa đó vẫn còn.

Sự giúp đỡ của Trung Quốc trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

Bằng sự hiểu biết sâu sắc và mối quan hệ chân thành, gần gũi với Trung Quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Mọi âm mưu của đế quốc Mỹ hòng chia rẽ Việt Nam với Trung Quốc và chia rẽ các nước xã hội chủ nghĩa, sẽ bị thất bại thảm hại”.

Nhân chứng kể trận đánh cuối cùng ở cửa ngõ Sài Gòn trước khi vào dinh Độc Lập

Sáng sớm 30/4/1975, khi đến cầu Sài Gòn, binh đoàn thọc sâu của Quân đoàn 2 gặp phải quân địch chống cự ác liệt với hỏa lực rất mạnh. Các chiến sĩ vừa chạy vừa đánh quét qua để nhắm đến mục tiêu cuối cùng là dinh Độc Lập.

Đại thắng mùa Xuân 1975: Bài học xây dựng quân đội, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

Những bài học của Đại thắng mùa Xuân 1975 vẫn còn nguyên giá trị, cần được tiếp tục nghiên cứu, kế thừa và vận dụng sáng tạo vào thực tiễn xây dựng Quân đội, tăng cường quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Chuyên gia quân sự Liên Xô và hành trình 10 năm hỗ trợ Việt Nam chống Mỹ, cứu nước

Từ tháng 7/1965, Chính phủ Liên Xô đã thành lập Đoàn chuyên gia quân sự và cử sang giúp đỡ Quân đội nhân dân Việt Nam trong 2 lĩnh vực chủ yếu là phòng không và không quân.

Chiến dịch Hồ Chí Minh và 4 từ khóa 'không thể thiếu'

Một trong những điều ấn tượng nhất đối với nhiều bạn trẻ hôm nay là hình ảnh của hàng lớp thanh niên, sinh viên, học sinh Sài Gòn - Gia Định cắm cờ giải phóng, tham gia tiếp quản thành phố ngay khi đại quân tiến vào Sài Gòn ngày 30/4/1975.

Phát B40 mở màn trận đánh cầu Rạch Chiếc của người viết huyết thư xin nhập ngũ

Khi viết huyết thư xin nhập ngũ, ông Nguyễn Đức Thọ không thể ngờ sau này mình lại trở thành chiến sĩ đặc công nước, bắn phát B40 đầu tiên của một trong những trận đánh cuối cùng trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Ngày đoàn tụ của 6 anh em từ 2 chiến tuyến

Dù ở phía chiến tuyến nào, anh em ông Lữ Công Bảy vẫn mang một niềm tin sẽ có ngày đoàn tụ như người mẹ mong ước trước khi qua đời.